Hội chứng ống cổ tay được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
Hội chứng ống cổ tay xảy ra là do áp lực lên dây thần kinh giữa chạy dọc cánh tay, qua ống cổ tay đến bàn tay.
Dây thần kinh giữa điều khiển hoạt động và cảm giác của ngón cái và các ngón tay khác, trừ ngón út. Nếu dây thần kinh giữa bị chèn ép, bạn có thể thấy tê đau hoặc yếu bàn tay và bốn ngón đầu tiên.
Triệu chứng thường bắt đầu vào buổi đêm vì hầu hết mọi người khi ngủ đều gập cổ tay, làm tăng áp lực chèn ép lên dây thần kinh giữa. Một khi tình trạng này trở lên xấu đi, bạn có thể có các triệu chứng cả vào ban ngày, thường khi cử động cổ tay, chẳng hạn khi bạn đánh máy tính, lái xe ô tô hoặc có bất kỳ cử động lặp đi lặp lại nào khác.
Hội chứng ống cổ tay được chẩn đoán như thế nào?
Bác sĩ của bạn có thể yêu cầu làm một số xét nghiệm để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay và loại trừ các nguyên nhân khác, thường là:
- Khám lâm sàng để kiểm tra cảm giác tại các ngón tay và lực cơ tay. Gập cổ tay, gõ nhẹ lên dây thần kinh hoặc đơn giản là ấn lên dây thần kinh khởi phát triệu chứng.
- Chụp X-quang
- Đo dẫn truyền thần kinh và điện cơ đồ: Đo dẫn truyền thần kinh giúp đo vận tốc xung dọc dây thần kinh và kiểm tra phản ứng của cơ với tín hiệu dẫn truyền. Nếu dây thần kinh bị bó, bị tổn thương hoặc bị bệnh thì những tín hiệu này sẽ chậm hơn và phản ứng cơ yếu hơn. Trong quá trình đo điện cơ đồ, hoạt động điện của cơ được đo khi nghỉ và sau khi co cơ sẽ được ghi lại qua một điện cực kim nhỏ cắm xuyên qua da vào cơ. Một số trường hợp cần làm thêm điện cơ đồ để khẳng định chẩn đoán và loại trừ các nguyên nhân khác.
Hội chứng ống cổ tay được điều trị như thế nào?
Hội chứng ống cổ tay ban đầu tiến triển chậm nhưng sau đó sẽ ngày càng trở lên xấu hơn. Điều quan trọng là bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt để giảm thiểu nguy cơ tổn thương dây thần kinh, tối đa hóa kết quả điều trị và đảm bảo quá trình hồi phục được nhanh chóng. Hiện nay, có một số phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay
BS Alain Fauvy
Nếu bạn có triệu chứng nhẹ dưới sáu tháng hoặc đang chờ phẫu thuật, phương pháp điều trị không cần phẫu thuật có thể giúp giảm triệu chứng. Một số lựa chọn điều trị không phẫu thuật bao gồm:
Nẹp cổ tay để cố định cổ tay khi ngủ. Biện pháp này có thể giúp cải thiện triệu chứng vào ban đêm và cũng là một biện pháp hiệu quả dành cho các sản phụ.
Dùng thuốc kháng viêm không chứa steroid có thể làm giảm đau nhưng không giúp giảm nguyên nhân gây bệnh. Phương pháp này chỉ dùng trong thời gian ngắn.
Tiêm thuốc chứa corticosteroid vào ống cổ tay có thể giúp giảm viêm sưng chèn ép lên dây thần kinh giữa. Biện pháp điều trị này thường chỉ tác dụng trong thời gian ngắn.
Nếu triệu chứng trở lên nặng hơn, kéo dài hơn 6 tháng hoặc các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên can thiệp bằng phẫu thuật. Phẫu thuật điều trị hội trứng ống cổ tay được xem là phương pháp điều trị “vàng” mang lại hiệu quả điều trị lâu dài. Có hai kỹ thuật là mổ nội soi và mổ mở. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt dây chằng ngang ống cổ tay để giảm áp lực lên dây thần kinh giữa. Dây chằng sẽ liền lại và không chèn lên dây thần kinh giữa.
Mổ mở: qua vết rạch lớn hơn từ lòng bàn tay qua ống cổ tay, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiếp cận với dây chằng để giải phóng dây thần kinh. Phẫu thuật viên cũng có thể sẽ loại bỏ mô xương khớp nếu bạn bị viêm gân – viêm dây chằng thường liên quan đến hội chứng ống cổ tay
Mổ nội soi: Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch 2 đường nhỏ ở cổ tay và bàn tay, đưa dụng cụ soi gắn với một chiếc camera nhỏ (ống nội soi) để có thể quan sát bên trong ống cổ tay và cắt dây chằng dưới sự hướng dẫn của camera. Do đường rạch nhỏ nên với kỹ thuật này, bạn sẽ ít đau và nhanh hồi phục hơn.
Với cả hai kỹ thuật mổ này, bạn chỉ cần phải lưu viện trong ngày. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ phẫu thuật quyết định phương pháp mổ cũng như gây mê/ gây tê phù hợp nhất. Bác sĩ cũng sẽ giải thích những rủi ro và lợi ích của việc phẫu thuật. Biến chứng rất hiếm khi xảy ra, hãy tham vấn bác sĩ về những biến chứng có thể xảy ra, đó có thể là tổn thương thần kinh nhiễm trùng vết mổ hoặc đau vết sẹo. Bác sĩ cũng có thể chuyển sang mổ mở nếu dây chằng quá cứng và không thể cắt qua nội soi Bạn sẽ thấy các triệu chứng mất đi ngay sau khi phẫu thuật nhưng có thể phải mất vài tháng để bình phục hoàn toàn.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:02 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:08 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:06 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:01 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:05 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:09 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:03 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:07 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:09 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:04 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023