Mày đay, phát ban, phù mạch - điều trị như thế nào?
Cách xử lý nguy hiểm khi truyền hóa chất không thể không biết
Nhận biết các thể mày đay để có biện pháp điều trị thích hợp
Phát ban
Đây là vùng da nông bị sưng, ngứa, đỏ có thể thay đổi về kích thước, xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể phát ban là do chất histamin - gây nhiều triệu chứng dị ứng trong lớp da trên. Khoảng 25% dân số đã từng có ít nhất 1 lần trong đời bị mày đay. Phổ biến nhất là mày đay cấp. Mày đay cấp là tình trạng mày đay kéo dài dưới 6 tuần và chủ yếu xuất hiện ở những bệnh nhân có yếu tố cơ địa và phổ biến ở trẻ em. Mày đay cấp gặp ở cả hai giới với tỷ lệ ngang nhau. Các biểu hiện mày đay xuất hiện trong hoàn cảnh có liên quan đến các dị nguyên nhất định như do dị ứng thuốc do thức ăn hoặc sau nhiễm virut.
Có thể nhiều bệnh nhân mày đay cấp không cần đến bác sĩ, những ban này thường tự mất đi... Một số người bị mày đay mạn tính xuất hiện hầu như hằng ngày, kéo dài hằng tháng cho tới hằng năm. Mày đay mạn là tình trạng mày đay kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng trên 6 tuần, thường gặp ở lứa tuổi trung niên và nữ mắc nhiều hơn nam. Mày đay mạn không thường gặp ở bệnh nhân có yếu tố cơ địa và khó khăn để xác định nguyên nhân. Với những trường hợp này, yếu tố như gãi, nén áp lực lên da có thể làm phát triển chứng phát ban.
Có thể xác định được một số yếu tố kích thích làm giải phóng histamin và các chất trung gian khác từ các tế bào mast, gây ra phát ban. Ở người lớn, phản ứng với thuốc là nguyên nhân phổ biến của phát ban cấp tính. Ngoài ra, phát ban có thể do ăn một số thức ăn như lạc trứng tôm, cua đậu tương lúa mì hoặc sữa Đến trên 90% mày đay do dị ứng thức ăn Ở trẻ nhỏ, thức ăn hoặc nhiễm virut có thể kích thích phát ban cấp tính.
Phát ban, mày đay, phù mạch thường khởi phát khi thời tiết lạnh, hanh khô
Phù mạch
Còn có tên gọi khác là phù Quincke: Đây là tình trạng sưng phù thoáng qua của tổ chức mô dưới da và niêm mạc và có cơ chế tương tự mày đay nhưng vị trí sâu hơn phù mạch không đỏ, không ngứa, thường xuất hiện ở các mô mềm như mi mắt, miệng hoặc bộ phận sinh dục. Ban và phù mạch có thể xuất hiện cùng nhau hoặc tách biệt trên cơ thể. Khoảng 40% số bệnh nhân xuất hiện phù mạch cùng với mày đay, 40% mày đay riêng rẽ và khoảng 20% số bệnh nhân chỉ có phù mạch mà không có ban mày đay. Phù mạch do phản ứng của các chất hóa học ở lớp da sâu hơn. Những chất này thường được dự trữ trong tế bào mast của cơ thể.
Mày đay
Do tác động vật lý là ban do nguồn bên ngoài như cọ xát da, lạnh, nóng, mày đay do đè ép xuất hiện chậm sau 3-12 giờ, chứng vẽ nổi da (dermatographisim), mày đay cholinergic với kích thước nhỏ từ 2-3mm, mày đay do ánh mặt trời, mày đay do nước và mày đay, phù mạch do gắng sức có tình trạng tăng histamin sau vận động gắng sức và ăn một số thức ăn nhất định như chuối, bột mì. Những bệnh nhân mày đay mạn thường cho rằng ít nhất một trong số các tác nhân vật lý trên gây ra triệu chứng phát ban.
Điều trị thế nào?
Điều trị mày đay phù mạch tốt nhất là tránh dị nguyên nếu đã xác định được và điều trị các triệu chứng. Bệnh nhân nên tránh uống các chất chứa cồn và sử dụng các thuốc thường hay gây nặng bệnh như aspirin và thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Nếu mày đay xuất hiện do quần áo quá chật, do tiếp xúc với da nên nới lỏng quần áo để giảm triệu chứng.
Bệnh nhân mề đay cấp do thuốc hoặc thức ăn cần một vài ngày mới đào thải hết nguyên nhân khỏi cơ thể. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng histamin để làm giảm triệu chứng cho tới khi thủ phạm chính bị loại bỏ.
Đối với bệnh nhân mày đay mạn tính, điều trị không thể kiểm soát được sự tái phát ban. Các rối loạn như mày đay do lạnh, do nhiệt và chứng vẽ nổi da có thể được điều trị bằng kháng histamin. Các trường hợp mày đay do đè ép khởi phát muộn thường đáp ứng rất kém với thuốc kháng histamin.
Lời khuyên của thầy thuốc
Mày đay cấp và phù mạch có thể là triệu chứng của sốc phản vệ và khi đó bệnh cảnh lâm sàng sẽ rất trầm trọng. Nếu tổn thương mày đay kéo dài trên 24 giờ và để lại sẹo sau khi thoái lui và phân bổ chủ yếu ở vùng xa cơ thể thì chúng ta nên nghĩ đến mày đay viêm mạch. Tình trạng nổi ban ngứa liên quan đến thai nghén là tình trạng nổi ban, dát ngứa liên quan đến thai kỳ đặc biệt ở 3 tháng cuối và sau sinh. Nguyên nhân chưa rõ. Vì vậy, khi có biểu hiện bệnh cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa dị ứng miễn dịch lâm sàng để được khám và tư vấn cụ thể.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:09 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:07 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:01 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:06 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:00 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:03 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:03 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:02 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:09 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:04 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023