Sốc phản vệ - những lưu ý quan trọng phải nhớ để tránh tử vong
Sốc phản vệ
Bệnh sốc phản vệ xuất hiện nhanh ngay lập tức hoặc sau 30 phút dùng thuốc thử test bị ong đốt hoặc sau khi ăn một loại thức ăn lạ.
Sốc phản vệ là một tai biến dị ứng nghiêm trọng
Nguyên nhân gây bệnh sốc phản vệ
Thuốc: Đây là nguyên nhân gây sốc phản vệ hàng đầu cho người bệnh. Các đường thuốc đưa vào cơ thể như tiêm tĩnh mạch tiêm bắp, tiêm dưới da, trong da; uống, xông, nhỏ Mắt đặt âm đạo hay thuốc bôi ngoài da... đều có thể gây bệnh.
Thức ăn: Những loại thức ăn có nguồn gốc động thực vật có thể gây sốc phản vệ như: cá thu cá ngừ tôm, tép, ốc, nhộng trứng sữa dứa khoai tây lạc đậu nành các loại hạt và các chất phụ gia...
Nọc côn trùng: Khi bị các loại côn trùng như ong đốt; rắn, rết bọ cạp nhện... cắn thì lượng độc tố trong nọc côn trùng tiết ra sẽ gây nên bệnh sốc phản vệ cho nạn nhân.
Và một số các nguyên nhân khác như phấn hoa, nhựa cây...
Nguyên nhân có thể là do nọc côn trùng có độc
Biểu hiện của người bị sốc phản vệ
Hệ hô hấp: Người bệnh thấy khó thở ngạt, tím tái, suy hô hấp cấp do co thắt phế quản gây nghẹt thở. Sốc phản vệ gây phù dây thanh, phù khí quản, co thắt phế quản có trường hợp phù phổi
Hệ tim mạch: Sốc phản vệ làm giãn tĩnh mạch tụt huyết áp trụy tim mạch thường xuất hiện sớm do hậu quả của các chất hóa học đưa vào cơ thể thiếu oxy trong máu, giảm thể tích tuần hoàn dẫn đến toan máu và giảm co bóp cơ tim là giai đoạn nặng của sốc phản vệ.
Hệ thần kinh: Bệnh nhân nhanh chóng bị đau đầu chóng mặt chân tay run, nhận thức lơ mơ, nói lảm nhảm co giật toàn thân và có thể ngất xỉu hay hôn mê
Hệ tiêu hóa: Nếu bị sốc phản vệ do thực phẩm hay thuốc qua đường uống gây nên, bệnh nhân sẽ đau bụng dữ dội, nôn buồn nôn, ỉa chảy không kiểm soát, thậm chí chảy máu tiêu hóa
Da: Da của người bị sốc phản vệ bị mẩn ngứa nổi mề đay, phù Quincke.
Những dấu hiệu sớm mà bạn cần lưu ý: Ngứa bàn tay chân, tê môi, lưỡi khó thở nhịp tim nhanh, cảm giác bồn chồn, hốt hoảng.
Da của người bị sốc phản vệ có hiện tượng nổi mề đay
Phòng tránh bị sốc phản vệ
+ Nếu bạn có tiền sử dị ứng hãy trao đổi thật kỹ với bác sĩ khi được đơn thuốc vì những người như bạn sẽ rất dễ bị dị ứng khi dùng thuốc Hãy luôn mang theo bên mình các loại thuốc giải dị ứng
+ Khi đang tiêm thuốc, nếu thấy có những cảm giác khác thường như bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, tê lưỡi.. hãy nói ngay với bác sĩ để ngừng tiêm và kịp thời xử lý như sốc phản vệ.
+ Sau khi tiêm thuốc xong nên ở lại phòng tiêm khoảng 15 - 30 phút, không nên ra về ngay đề phòng sốc phản vệ xảy ra muộn hơn với tùy cơ địa từng người.
+ Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, đúng chỉ định.
+ Khi ăn đồ ăn lạ, nên thử một lượng nhỏ để xét phản ứng của cơ thể. Chờ sau 24 giờ mới nên ăn lại nếu không thấy hiện tượng gì bất thường.
Như vậy trên đây là những thông tin về bệnh sốc phản vệ mà bạn cần lưu ý. Với những thông tin này hi vọng bạn đã hiểu hơn về bệnh, có những cách phòng tránh bệnh tốt nhất.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:04 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:02 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:04 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:08 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:08 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:09 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:04 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:01 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:00 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:05 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023