Ngăn chặn hiểm họa viêm gan vi-rút để không có những sự cố đáng tiếc

PV Trần Giang có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Đắc Phu bên lề hội thảo 'Phòng chống bệnh viêm gan vi-rút giai đoạn 2015 - 2019'.

Viêm gan vi-rút là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể dẫn đến xơ gan ung thư gan tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, nhận thức của cộng đồng và chi phí điều trị là những rào cản để phòng chống căn bệnh này. Phóng viên Trần Giang có cuộc trao đổi với PGS,TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng bên lề hội thảo 'Phòng chống bệnh viêm gan vi-rút giai đoạn 2015 - 2019'.

PV: Thưa Phó giáo sư – Tiến sỹ Trần Đắc Phu, hiện nay nhận thức của người dân về mức nguy hiểm của bệnh viêm gan vi-rút còn rất hạn chế, ông có thể cho biết thực trạng căn bệnh này tại Việt Nam.

PGS.TS Trần Đắc Phu: Nước ta là một trong những nước thuộc khu vực nhiệt đới nên các bệnh truyền nhiễm cũng là một trong những gánh nặng hàng đầu gây số mắc và số tử vong cao, trong đó có liên quan đến các bệnh do viêm gan vi-rút.

Viêm gan vi-rút có 5 loại là viêm gan vi-rút A, B, C, D và E. Viêm gan vi-rút B và viêm gan vi-rút C là bệnh lây truyền qua con đường máu nên tỷ lệ lây nhiễm tương đối cao. Hiện nay, viêm gan vi-rút B chiếm khoảng 30% số người nhiễm viêm gan vi-rút.

Tuy số lượng và tỷ lệ mắc cao và khi mắc viêm gan B rất dễ dẫn đến xơ ganung thư gan nhưng thực tế bệnh lại diễn ra rất âm thầm nên nhiều người nhiễm lại không biết mình mắc bệnh.

Có thể thông qua một lần truyền máu hoặc tiếp xúc người bệnh sẽ trở thành nguồn lây cho các đối tượng khác. Khi không biết mình bị lây người bệnh cũng không tiến hành điều trị dẫn tới biến chứng xơ gan ung thư gan và có thể tử vong.

PV: Thực tế phòng chống bệnh viêm gan vi-rút tại Việt Nam hiện nay ra sao và hạn chế lớn nhất trong công tác phòng chống bệnh là gì, thưa ông?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Viêm gan vi-rút A lây qua đường tiêu hóa chủ yếu liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vấn đề này chúng ta đã khống chế được.

Viêm gan vi-rút B và viêm gan virus C lây qua đường truyền máu, tiêm chích, sử dụng chung bơm kim tiêm…và lây nhiễm như HIV nên khả năng lây nhiễm ra cộng đồng rất cao. Hiện nay, chúng ta mới chỉ có những giải pháp như tiến hành sử dụng bơm kim tiêm sạch, không quan hệ tình dục với người nhiễm…

Riêng viêm gan B thì hiện nay đã có vắc-xin tiêm cho đối tượng trẻ đẻ ra trong 24 giờ đầu. Trước kia chúng ta đã tiêm được với tỷ lệ cao nhưng sau một số những vấn đề liên quan đến phản ứng sau tiêm chủng tuy không phải do vắc-xin nhưng vẫn gây ra một tâm lý lo ngại cho các bà mẹ và cho chính các cán bộ y tế.

PV: Được biết, tỷ lệ đồng nhiễm vi-rút HIV và vi-rút viêm gan B, viêm gan C rất cao, đồng nhiễm HIV/viêm gan B là 14,2%, đồng nhiễm HIV/viêm gan C là 39,6%. Việc quản lý điều trị người bệnh đồng nhiễm gặp nhiều thách thức lớn như chi phí điều trị cao, bảo hiểm y tế chi trả thấp (khoảng 30%). Vậy, trong thời gian tới, ngành y tế có những biện pháp gì để khắc phục những khó khăn này, thưa ông?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Viêm gan vi-rút viêm gan B và viêm gan C lây truyền đúng như HIV nên người người nhiễm HIV cũng bị đồng nhiễm HBV và HCV. Hiện nay, điều trị viêm gan B và viêm gan C đã có thuốc tuy nhiên việc điều trị cũng rất tốn kém, nhất là đốivới người nghèo sẽ gặp những khó khăn. Bên cạnh đó, hiện nay cũng có một số thuốc mới mà chúng ta chưa tiếp cận được do những quy định về nhập khẩu.

Để giải quyết những vấn đề này, thứ nhất chúng tôi đang bàn với các tổ chức quốc tế và các cơ quan liên quan để nhập được những loại thuốc mới. Thứ hai, xây dựng những chính sách với bảo hiểm y tế để chi trả cho những loại thuốc giá cao. Thứ ba, đây là quá trình điều trị lâu dài nên có thể tính đến việc bảo hiểm y tế chi trả ngoài cộng động. Thứ tư là phải có sự chung tay từ cộng đồng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật