Nguy cơ bị viêm nướu, viêm miệng do dùng thuốc và uống rượu
Nên lấy cao răng định kỳ bao nhiêu lâu một lần?
Nguyệt san cũng là thủ phạm gây vấn đề răng miệng, bạn có biết?
Đúng như cảm giác ban đầu, anh Đức ăn bữa cơm ngon lành và dù uống rượu một mình cũng hết dăm ly. Anh Đức khoan khoái ngả lưng ra ghế sopha chờ vợ rửa bát, hí hửng đêm nay sẽ đền bù cho vợ sau mấy ngày mệt nhọc vừa qua... Nhưng chưa kịp hân hoan thì anh Đức bắt đầu cảm thấy khó chịu, nóng bừng trong người, rồi nôn mửa tim đập thình thịch. Thế là thay vì có một giấc ngủ êm đềm, anh Đức được chị Huệ đưa đến bệnh viện để cấp cứu.
Ngỡ là ngộ độc mật cá trắm do lúc làm cá mật bị vỡ, nhưng không, anh Đức bị tác dụng chéo của thuốc rodogyl và rượu.
Chả là cách đây vài hôm, anh Đức bị viêm lợi sưng tấy, đi khám bệnh thì được bác sĩ kê đơn thuốc trong đó có rodogyl uống trong 5 ngày rồi đi khám lại. Anh Đức uống thuốc được 3 ngày thì triệu chứng viêm sưng đỡ đi rất nhiều, nhưng lại xảy ra sự việc trên.
Sau khi các triệu chứng của hiệu ứng antabuse đã qua đi, bác sĩ mới giải thích: Rodogyl là thuốc phối hợp spiramycine kháng sinh họ macrolide và métronidazole, kháng sinh họ 5-nitroimidazole, đặc trị các bệnh nhiễm khuẩn răng miệng cấp tính, mạn tính hoặc tái phát, đặc biệt là áp-xe răng viêm tấy viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm quanh thân răng viêm nướu viêm miệng viêm nha chu viêm tuyến mang tai viêm dưới hàm.
Thuốc có khá nhiều chống chỉ định như quá mẫn cảm với imidazole và/hoặc spiramycine và/hoặc tá dược; quá mẫn cảm hoặc không dung nạp với gluten; trẻ dưới 6 tuổi không được dùng do dạng bào chế không thích hợp; phụ nữ có thai và cho con bú. Và đặc biệt là không được uống rượu trong quá trình uống thuốc do tác dụng chéo của thuốc với cồn gây ra hiệu ứng antabuse với các triệu chứng anh đã gặp phải...
Thì ra là thế. Anh Đức cứ nghĩ đơn giản, rượu có chất cồn cũng có tác dụng sát khuẩn, người ta mỗi khi bị viêm răng lợi cũng hay ngậm rượu để chữa, ai dè khi uống rượu vào cùng với thuốc nó lại gây ra tác hại như vậy..
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:09 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:00 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:08 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:09 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:06 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:08 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:02 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:02 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:05 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:08 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023