Nguy cơ hoại tử xương ống tai ngoài do thuốc trị loãng xương

Bisphosphonat được xem là một trong những thuốc đầu bảng trong phòng và điều trị loãng xương. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để điều trị bệnh paget và là một phần trong một số phác đồ trị bệnh ung thư, nhất là ung thư xương di căn và đa u tủy xương. Do có sự điều chỉnh nhỏ trong nhóm chức hóa học nên nhóm thuốc bisphosphonat có nhiều loại như acid alendronic, acid ibandronic, dinatri pamidronat, natri risedronat, natri clodronat, acid zoledronic...

Những tác dụng phụ nguy hiểm của bisphosphonat đã được biết đến nhiều là viêm dạ dày thực quảnung thư hoại tử xương hàm, rụng răng gãy xương đùi vô sinh hiếm muộn Tuy nhiên, mới đây, Cơ quan Quản lý Dược phẩm Anh (MHRA) còn khuyến cáo một nguy cơ nữa do thuốc gây ra là hoại tử xương ống tai ngoài và yêu cầu ghi thông tin liên quan đến nguy cơ này trong tờ thông tin sản phẩm của các thuốc bisphosphonat.

Để đưa ra khuyến cáo này, MHRA đã dựa trên 29 trường hợp hoại tử xương ống tai ngoài liên quan đến sử dụng bisphosphonat (ở cả dạng uống và tiêm tĩnh mạch) cho các trường hợp loãng xương và liên quan đến ung thư trong thời gian dài (từ 2 năm dùng thuốc trở lên). Người bệnh sử dụng đồng thời bisphosphonat với các thuốc steroid hóa trị liệu có kèm hoặc không kèm các yếu tố nguy cơ tại chỗ như nhiễm khuẩn hoặc tổn thương có nguy cơ bị hoại tử xương ống tai ngoài cao hơn.

Do vây, khi sử dụng loại thuốc này, MHRA khuyến cáo nhân viên y tế nên cân nhắc dùng thuốc bisphosphonat ở người bệnh gặp các hội chứng về tai như nhiễm trùng tai mạn tính hoặc trên bệnh nhân nghi ngờ có cholesteatoma. Đối với người bệnh, nếu thấy có biểu hiện đau tai, mủ tai hoặc nhiễm trùng tai trong khi sử dụng bisphosphonat thì cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có biện pháp xử lý kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật