Nguyên nhân sâu răng và cách phòng ngừa sâu răng cực hiệu quả

Sâu răng không phải là căn bệnh đáng lo ngại như nhiều người nghĩ Hiểu được nguyên nhân gây sâu răng sẽ giúp chúng ta có được các phương pháp phòng tránh và điều trị sâu răng hiệu quả cho bản thân cũng như mọi người trong gia đình. 

Nguyên nhân sâu răng

Một số nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng thường thấy như:

1. Không đánh răng.

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sâu răng. Răng cần phải được làm sạch thường xuyên nhất là sau khi ăn và uống.

Không đánh răng là một nguyên nhân sâu răng hàng đầu

Không đánh răng là một nguyên nhân sâu răng hàng đầu

Nếu không thực hiện đều đặn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và có thể gây nên những biến chứng nặng nề.

2. Đánh răng không đúng cách.

Đánh răng thường xuyên là một trong các cách bảo vệ răng miệng tuy nhiên, nếu đánh răng như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ.

Đánh răng không đúng cách dễ dẫn đến tổn thương răng

Đánh răng không đúng cách dễ dẫn đến tổn thương răng

Việc đánh răng không đúng cách không những không ngăn cản được vi khuẩn xâm nhập, mà còn có thể gây tổn thương lợi răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm lợi nướu. Do vậy, đánh răng không đúng các là một nguyên nhân sâu răng không thể loại trừ

3. Ăn một số loại thực phẩm, đồ uống dễ gây sâu răng.

Nguyên nhân sâu răng đến từ các thực phẩm như: sữa, kem, bánh kẹo...

Nguyên nhân sâu răng đến từ các thực phẩm như: sữa, kem, bánh kẹo...

Một số lọai thực phẩm đồ uống dễ gây ra sâu răng hơn những sản phẩm khác như: sữa mật ong kem, đường socola bánh cookies, kẹo cứng ngũ cốc dễ dàng bám vào răng trong thời gian dài, có nhiều khả năng là nguyên nhân sâu răng nhiều hơn các loại thực phẩm dễ bị cuốn trôi bởi nước bọt

4.Thường xuyên ăn vặt, hay nhâm nhi.

Nếu thường xuyên ăn nhẹ hoặc uống nước ngọt, acid có nhiều thời gian hơn để tấn công răng. Đây cũng là lý do vì sao cha mẹ được khuyến khích không để cho trẻ sơ sinh dùng bình chứa đầy sữa, nước trái cây hoặc các chất lỏng có chứa đường trước khi đi ngủ. Các chất trong nước giải khát sẽ ứ đọng lại trên răng, gây ra xói mòn.

5. Hàm răng thô hoặc yếu.

Hàm răng thô và yếu nên dễ bị tổn thương dẫn tới sâu răngHàm răng thô và yếu nên dễ bị tổn thương dẫn tới sâu răng

Qua nhiều năm hoạt động, răng có thể trở nên yếu và có dấu hiệu nứt, vỡ, các cạnh trở nên thô ráp. Điều này khiến vi khuẩn dễ dàng bám vào bề mặt răng, hình thành mảng bám khó loại bỏ.

6.Rối loạn tiêu hóa.

Biếng ăn và ăn vô độ sẽ tạo môi trường lý tưởng cho sâu răng phát triển. Rối loạn tiêu hóa cũng ảnh hưởng đến cơ chế sản xuất nước bọt. Người bị rối loạn tiêu hóa thường có thói quen ăn uống thất thường khiến cho việc bảo vệ răng miệng càng khó khăn hơn.

7.Tụt nướu.

Đây là triệu chứng thường gặp ở những người có tuổi. Khi nướu kéo ra khỏi hàm răng, mảng bám hình thành trên rễ của răng. Răng gốc tự nhiên sẽ bị bao phủ bởi một lớp gọi là cementum, các ngà răng sẽ trở thành mục tiêu của vi khuẩn và có thể bị mục nát, dẫn đến sâu răng gốc.

Phòng bệnh sâu răng như thế nào?

Trước hết phải vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường.

Phòng bệnh sâu răng bằng việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Phòng ngừa sâu răng bằng việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Trẻ em trong thời kỳ mọc răng, thay răng càng phải đặc biệt quan tâm đến hàm răng, như cho trẻ ăn đủ chất tạo răng, đánh răng và dạy trẻ biết đánh răng cho mình.

Ngoài ra dùng kem đánh răng có chứa flourine kết hợp dùng thêm nước súc miệng diệt khuẩn sau bữa ăn để phòng bệnh sâu răng. 

Những phụ nữ mang thai cần bổ sung calcium để trẻ sinh ra không bị thiếu chất tạo răng. Mọi người cũng cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp điều trị phù hợp.

Một số chia sẻ trên đây mong rằng sẽ là thông tin hữu ích để các bạn tham khảo và có biện pháp phòng ngừa sâu răng hiệu quả nhé. Chúc các bạn thành công!

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật