Nhắc bạn: Hãy nhận biết sớm để phòng ngừa bệnh sởi

Sởi là một bệnh truyền nhiễm do virut gây ra và dễ bùng phát thành dịch, thường gặp ở trẻ em. Bệnh xảy ra quanh năm và lây truyền theo đường hô hấp. Những trẻ chưa có hoặc không có đủ đáp ứng miễn dịch với sởi thường rất dễ mắc bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi ít khi mắc sởi vì đang có kháng thể của mẹ truyền qua nhau thai. Sau đó kháng thể của mẹ ở trẻ sẽ giảm dần khi trẻ lớn. Đây là lý do tiêm chủng phòng sởi thường được thực hiện trước 12 tháng.

Các biểu hiện đặc trưng của sởi bao gồm viêm kết mạc mắt niêm mạc đường hô hấptiêu hóa sau đó phát ban đặc hiệu ngoài da, thường để lại nhiều biến chứng nặng cho trẻ em nếu không được điều trị kịp thời.

Làm thế nào để nhận biết và phát hiện sớm bệnh sởi?

Nếu trong gia đình có một người bị bệnh thì có đến 90% những người chưa có miễn dịch sẽ bị nhiễm bệnh Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh người bệnh thường trải qua giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 10 - 12 ngày mà không hề có triệu chứng.

Tiếp theo đó là giai đoạn viêm long đặc trưng bởi sốt mức độ nhẹ đến vừa ho khan chảy nước mũi viêm kết mạc mắt. Những triệu chứng này hầu như luôn luôn xảy ra trước khi nội ban xuất hiện. Nội ban thường xuất hiện ở vòm miệng là những hạt nhỏ bằng hạt cát, màu trắng ngà, xung quanh có viền đỏ. Hạt thường xuất hiện và biến mất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ. Nội ban hay hạt Koplik là dấu hiệu đặc trưng của bệnh, nếu nhìn thấy được hạt Koplik gần như chắc chắn kết luận được bệnh nhân có mắc sởi. Đôi khi giai đoạn này biểu hiện bằng những triệu chứng nặng nề như sốt cao co giật hoặc thậm chí viêm phổi

Sau giai đoạn viêm long là giai đoạn phát ban đặc trưng của sởi. Đây là giai đoạn điển hình nhất của bệnh với triệu chứng phát ban tuần tự trên da. Ban thường xuất hiện đầu tiên ở vùng chân tóc phía sau tai, sau đó xuất hiện ở mặt và lan dần xuống phía dưới trong vòng 24 - 48 giờ. Ban sởi là những ban dạng dát - sẩn hơi nổi lên trên bề mặt da, sờ mịn như nhung và không đau không hoặc ít ngứa, không sinh mủ. Trường hợp nhẹ, ban thường đứng gần nhau nhưng riêng rẽ. Trường hợp nặng, ban có xu hướng hợp với nhau làm thành những ban lớn hơn, thậm chí từng mảng. Khi ban lan đến chân thì sốt cũng đột ngột giảm đi nếu không có biến chứng. Sau đó ban cũng nhạt dần và mất đi đúng theo tuần tự nó đã xuất hiện, nghĩa là cũng từ trên xuống dưới. Sau khi ban mất đi, trên da còn lại những dấu màu sậm lốm đốm thường được gọi là vết vằn da báo. Một số trường hợp bệnh sởi biểu hiện không giống như miêu tả ở trên như trong trường hợp bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch ban có thể không điển hình. Dạng bệnh này thường là bệnh nhân AIDS, hội chứng thận hư, điều trị thuốc ức chế miễn dịch...

Các biến chứng thường gặp do sởi

Các biến chứng thường gặp là viêm phổi viêm tai giữa viêm thanh quản viêm não cam tẩu mã viêm ruột kéo dài dẫn đến tình trạng tiêu chảy liên tục, loét giác mạc suy dinh dưỡng

Phòng bệnh như thế nào?

Khi phát hiện có trẻ mắc sởi, cần cách ly trẻ bệnh với các trẻ lành. Người chăm sóc trẻ bệnh  phải rửa tay trước và sau mỗi lần tiếp xúc, rồi mới được tiếp xúc với trẻ lành.

Hiện nay có vaccin tam liên sởi - quai bị - rubella tiêm phòng cho trẻ mũi đầu khi trẻ được 9 tháng tuổi, mũi thứ hai lúc trẻ lên 4 - 6 tuổi.

Trong trường hợp đã có tiếp xúc nguồn lây, việc sử dụng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa bệnh hoặc làm giảm mức độ nặng của sởi. Tuy nhiên đây là phương thức phòng ngừa đắt tiền và ít phổ biến.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật