Nhận biết viêm tuyến nước bọt để có cách xử lý hiệu quả

Cháu 17 tuổi, sức khỏe bình thường. Gần đây bên má phải của cháu bị sưng và rất đau khi ăn. Nhiều người nói cháu bị viêm tuyến nước bọt nên cháu rất lo lắng.

Xin quý báo tư vấn nguyên nhân và cách nhận biết căn bệnh này.

Viêm tuyến nước bọt là hiện tượng tuyến nước bọt mang tai bị viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virut nấm hoặc dị ứng viêm tuyến nước bọt (nhiễm khuẩn tuyến nước bọt cấp) phần lớn ở tuyến mang tai và tuyến dưới hàm. Biểu hiện điển hình bằng sưng cấp tính của tuyến đau tăng và sưng tăng khi ăn. Loại viêm tuyến nước bọt hay gặp nhất là quai bị bởi ít người trong đời không bị một lần.

Tác nhân của bệnh là Paramyxovirus được lây truyền do tiếp xúc trực tiếp hay do những hạt nước bọt bắn ra từ miệng bệnh nhân. Bệnh lưu hành theo từng địa phương ở vùng ôn đới, nhưng đôi khi nó cũng có thể phát triển thành những đợt dịch nhỏ vào mùa đông xuân, cao điểm là vào tháng giêng. Bệnh hay gặp ở trẻ em và thanh niên, lứa tuổi hay bị nhất là 5 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh tương tự giữa nam và nữ, nhưng nam thì hay bị biến chứng hơn: viêm tinh hoàn viêm màng não viêm não, điếc...

Giai đoạn ủ bệnh từ 18 - 21 ngày và có thể lây cho người khác vi khuẩn gây tổn thương tổ chức kẽ là chủ yếu, gây phù nề giãn mạch, thâm nhiễm lympho bào và tương bào. Biểu hiện chính là sưng vùng quanh tai và đau. Giai đoạn xâm nhập kéo dài trong một thời gian ngắn 24 - 36 tiếng, đây là giai đoạn có khả năng lây nhiễm cao nhất.

Lâm sàng: sốt cao, mạch nhanh mệt mỏi đau tai nhất là khi ăn, sờ vùng tuyến mang tai đôi khi cũng có thể gây đau (thống điểm Rillet ở quanh tuyến: khớp thái dương hàm, xương chũm, góc hàm dưới) khô miệngniêm mạc quanh ống stenon đỏ.

Khi thấy xuất hiện những triệu chứng trên, cháu cần tới cơ sở y tế để được điều trị, tránh để lây bệnh cho người thân.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật