Sự nguy hiểm của bệnh phù chân voi, có thể bạn chưa biết

'Phù chân voi' là bệnh lý trong đó một số vùng của cơ thể (nhất là chân, tay, bộ phận sinh dục) bị sưng to quá mức.

Nguyên nhân là do hệ bạch huyết ở đó bị tắc nghẽn, khiến dịch bạch huyết tích tụ lại rất nhiều.

Vì sao bị bệnh chân voi?

Trong đa số trường hợp, 'chân voi' do một loại ký sinh trùng có tên là giun chỉ gây ra, đó là bệnh giun chỉ bạch huyết ký sinh trùng này truyền từ người sang người qua vết muỗi đốt.

Bệnh chân voi còn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác, như lao, hủi, nhiễm liên cầu tái phát; hoặc do môi trường (tiếp xúc nhiều với một số kim loại như silic đioxit). Có tài liệu cho rằng, chân voi hay xuất hiện ở những người dân sống tại miền núi Trung Phi, do tiếp xúc quá nhiều với tàn tro của núi lửa. Đôi khi, không thể xác định nguyên nhân gây bệnh.

Hiện trên thế giới có tới 120 triệu người tại 80 quốc gia mắc bệnh giun chỉ bạch huyết. Bệnh hầu như chỉ xuất hiện ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, không có ở các nước phương Tây.

Căn bệnh khiến cơ thể bị biến dạng trầm trọng và vô cùng đau đớn này thường khởi phát từ thời niên thiếu, nhưng chỉ biểu hiện rầm rộ khi bệnh nhân đến tuổi trưởng thành. Lúc đầu, đa phần mọi người không hề biết mình nhiễm giun chỉ vì không thấy bất cứ triệu chứng gì.

Bệnh 'chân voi' là một biến chứng của nhiễm ký sinh trùng giun chỉ do ba loài giun chỉ Wuchereria bancrofti, Brugia malayi hoặc Brugia timori gây ra ký sinh trùng này truyền từ người này sang người khác qua vết muỗi đốt. Bệnh gây ra viêm mạch hạch bạch huyết viêm tinh hoàn làm cho gan to lách to đái ra dưỡng chấp, gây tật chân voi...

Ngoài ra, nguyên nhân bệnh 'chân voi' còn được xác định do các yếu tố như: lao, hủi, nhiễm liên cầu tái phát hoặc do môi trường (như tiếp xúc với một số kim loại silic dioxit). Theo TS. Amesh Adalja, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm và cố vấn cao cấp tại Đại học Pittsburgh cho biết: 'Sau khi thâm nhập cơ thể qua vết đốt của muỗi mang bệnh, ấu trùng giun chỉ trú ngụ ở hệ bạch huyết gồm các hạch, mạch bạch huyết có nhiệm vụ duy trì cân bằng dịch của mô - là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch

Thông thường, nếu bị nhiễm giun chỉ một lần không đủ để gây ra những thay đổi, nhưng khi bị nhiễm nhiều lần trong vài tháng liên tục mới có các triệu chứng phát triển bệnh. Mỗi lần bị nhiễm mới, mạch bạch huyết lại bị tổn thương nặng nề thêm.

Trong khoảng thời gian 6 đến 12 tháng, ấu trùng sẽ phát triển thành giun trưởng thành khiến mạch bạch huyết bị tổn thương, giãn rộng. Đa số người bị nhiễm giun chỉ không có biểu hiện bệnh lý ra bên ngoài nhưng hầu hết đều bị tổn thương ở hệ bạch huyết và tới 40% có tổn thương thận với sự xuất hiện của hồng cầu và protein trong nước tiểu Tuy nhiên, chỉ có khoảng 4% bệnh nhân nhiễm giun chỉ có biểu hiện chân voi. Tình trạng tắc nghẽn mạch bạch huyết khiến dịch bị ứ đọng, làm toàn bộ tay, chân hoặc bộ phận sinh dục của nam giới sưng to gấp nhiều lần so với kích thước bình thường. Da ở vùng bị tổn thương dễ bị bội nhiễm vi khuẩn và trở nên cứng, dày.

Phòng ngừa như thế nào?

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để xác định các phân tử chính bị ảnh hưởng bởi biến thể di truyền trong việc tăng nguy cơ nhiễm bệnh chân voi. Đồng thời, khuyến cáo người dân nên đi giày, dép để bảo vệ chân. Để hạn chế tối đa sự lây lan cũng như mắc bệnh chân voi mọi người cần rửa sạch sẽ vùng bị tổn thương bằng nước và xà phòng mỗi ngày.

 Một số nghiên cứu cho thấy, thói quen này có thể làm giảm một cách hiệu quả các triệu chứng của bệnh. Đồng thời, cần bôi kem kháng sinh lên tất cả các vết thương để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn Nâng cao vùng chân, tay bị tổn thương và thực hiện các bài tập cho những bộ phận này để giúp bạch huyết lưu thông tốt hơn.

Phòng bệnh giun chỉ bằng các biện pháp vệ sinh môi trường: Xây dựng nhà ở cao ráo sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế muỗi vào nhà. Lấp bớt ao tù, vũng nước đọng, khơi thông cống rãnh để làm giảm sự sinh sản của muỗi, thả cá ở các ao bèo để diệt bọ gậy (cá rô phi, chép lai, bảy màu, săn sắt...).

Vệ sinh cá nhân: Mặc quần áo kín khi lao động ban đêm nhất là vùng có nghề thủ công như làm chiếu, nằm màn tránh muỗi đốt. Phát hiện và điều trị người có bệnh. Thực hiện tốt chương trình quốc gia phòng chống bệnh giun chỉ bằng uống DEC 1 tháng 1 đợt 3 ngày, mỗi ngày 6mg/kg điều trị cho mọi người lớn hơn 6 tuổi trong vài năm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật