Tác dụng phụ thường gặp khi tiêm vắc-xin HPV không thể không biết

Trước khi tiêm bạn nên khám phụ khoa và làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung để tầm soát ung thư cổ tử cung.

Vi-rút HPV (Human Papilloma vi-rút) được cho là nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung. Phụ nữ có thể bị nhiễm loại vi-rút 'thầm lặng' và dễ lây này thông qua các con đường quan hệ tình dục

Tiêm vắc-xin HPV được coi là phương pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả. Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu quả nhất khi bạn gái chưa quan hệ tình dục và ở trong độ tuổi từ 9-26.

Phụ nữ đã lập gia đình hoặc có quan hệ tình dục vẫn hoàn toàn có thể tiêm ngừa ung thư cổ tử cung vì các nghiên cứu đều cho thấy vắc-xin vẫn có hiệu quả rất tốt cho các đối tượng này thuốc chỉ không có tác dụng với những người đã bị ung thư mà thôi.

Trước khi tiêm bạn nên khám phụ khoa và làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung để tầm soát ung thư cổ tử cung (Ảnh: Internet)

Trước khi tiêm bạn nên khám phụ khoa và làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung để tầm soát ung thư cổ tử cung (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, trước khi tiêm bạn nên khám phụ khoa và làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung để tầm soát ung thư cổ tử cung vì có nhiều nguyên nhân khác gây ung thư cổ tử cung ngoài nhiễm HPV.

Trước khi đi tiêm vắc-xin ngừa ung thư tử cung bạn cũng nên đi khám sức khỏe trước.

Loại vắc xin HPV này đã được sử dụng ở dụng ở Mỹ và khắp nơi trên thế giới trong khoảng sáu năm và rất an toàn. Tuy nhiên, cũng như các loại thuốc khác, tiêm ngừa ung thư cổ tử cung cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như phản ứng dị ứng tổn thương trong cơ thể... Nhưng các tác dụng phụ này rất ít khi xảy ra nên các chuyên gia y tế khuyến cáo chị em không nên lo lắng quá.

Một vài vấn đề từ nhẹ tới vừa phải được biết là xảy ra với HPV vắc xin này bao gồm:

- Các phản ứng ở cánh tay có vết tiêm như đau da bị sưng tấy...

- Sốt nhẹ

- Nhức đầu

- Ngất xỉu: ngất xỉu trong thời gian ngắn và các triệu chứng có liên quan khác (như các động tác co giật) có thể xảy ra sau bất kỳ thủ thuật y tế nào, bao gồm cả tiêm chủng Ngồi hoặc nằm xuống khoảng 15 phút sau khi tiêm chủng có thể giúp ngăn ngừa ngất xỉu và các thương tích do ngã.

Do vậy, bạn không nên lo lắng quá mà nên đến gặp các bác sĩ sản khoa để được tư vấn cụ thể và tiêm ngừa sớm. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp với khám phụ khoa định kỳ và thực hành quan hệ tình dục an toàn để bảo vệ mình tốt hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật