Tại sao người bị viêm gan A dễ lây cho người khác?

Viêm gan vi-rút A là bệnh lây qua đường tiêu hóa, do thức ăn, nước uống nhiễm vi-rút; có khả năng gây dịch.

Câu hỏi:

Tôi được biết hiện nay có rất nhiều loại viêm gan nhưng chỉ thấy nói tiêm vắc-xin viêm gan B thôi. Vậy viêm gan A lây theo đường nào, biểu hiện ra sao, có cách nào phòng ngừa?

Trả lời:

Viêm gan vi-rút A là bệnh lây qua đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống nhiễm vi-rút; có khả năng gây dịch. Thời kỳ ủ bệnh là 2-6 tuần. Trong viêm gan cấp, vi-rút trong máu xuất hiện 2 tuần trước vàng da và có thể tồn tại vài ngày sau vàng da (điều này giải thích vi-rút rất ít khả năng lây qua đường máu); xuất hiện trong phân 2 tuần trước vàng da và tồn tại 7-10 ngày sau vàng da.

Thể bệnh cấp tính, điển hình gồm: giai đoạn trước vàng da 1-3 tuần, đáng chú ý là chán ăn ăn khó tiêu buồn nôn tức hoặc đau hạ sườn phải Người mệt nhiều mất ngủ Biểu hiện như hội chứng cúm: sốt, váng đầu đau mỏi cơ khớp, nổi mẩn. Giai đoạn vàng da: thấy mắt vàng, da vàng; nước tiểu ít đậm màu; có khi ngứa da (nhưng hiếm). Khám lâm sàng không có dấu hiệu gì ngoài gan hơi to, hơi đau và có khi lách to

Chẩn đoán chủ yếu bằng xét nghiệm máu: men gan tăng, bilirubin kết hợp tăng; giai đoạn cấp tính dựa vào kháng thể IgM anti-HAV bằng phương pháp miễn dịch phóng xạ hoặc miễn dịch enzyme Phần lớn bệnh có tiên lượng tốt, khỏi trong 10-15 ngày nước tiểu trong trở lại, phân đậm màu, vàng da nhạt dần, các dấu hiệu lâm sàng và sinh hóa trở lại bình thường, không có di chứng.

Một số trường hợp rất hiếm: thể kéo dài: tồn tại dấu hiệu lâm sàng và sinh hóa nhiều tuần, nhiều tháng nhưng không gây viêm gan mạn. Nguy hiểm nhất là thể tối cấp nhưng rất may là hiếm gặp (chỉ gặp khoảng 1%). Phòng bệnh viêm gan A bằng ăn chín uống sôi, những vùng đang có dịch cần uống vắc-xin để phòng bệnh chứ không có vắc-xin tiêm bạn ạ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật