Tìm hiểu bệnh u máu ở trẻ sơ sinh – các hình thái u máu thường gặp

Đa số các trẻ thường mắc bệnh u máu ngay sau khi sinh, u sẽ tăng trưởng cực đại khi trẻ được 1 tuổi và thoái lui khi trẻ được 2 đến 3 tuổi. Nhiều bậc cha mẹ rất lo lắng khi thấy xuất hiện một vết bớt đỏ trên mặt con. Để hiểu rõ hơn về bệnh hãy theo dõi bài viết sau:

U máu ở trẻ sơ sinh

Bệnh u máu hay còn được biết đến là bệnh bướu máu là một bệnh lý bẩm sinh về mạch máu Nói chung đây là một loại u, bướu lành tính, không di căn, không tái phát (điều trị đúng) và không nguy hiểm chết người.

U máu ở trẻ sơ sinh không có tính di căn

U máu ở trẻ sơ sinh không có tính di căn

Các loại u máu

+ U máu trẻ nhỏ (Infantile hemangioma): thường xuất hiện khi bé được vài tuần tuổi đến vài tháng tuổi, dưới dạng một vết đỏ như mụn ruồi son, phát triển lớn dần đến khoảng được 6 tháng tuổi thì dừng lại, duy trì như vậy từ 6 tháng đến 2 tuổi, sau đó thoái hoá dần đến 6 tuổi thì hoàn toàn biến mất.

+ U máu bẩm sinh (congenital hemangioma): xuất hiện từ trong bào thai, khi sinh ra là đã thấy có, loại này được chia ra làm 2 dạng: Thứ nhất, dạng thoái triển (Rapid Involuting Congenital Hemangioma) gọi tắt là RICH: một khối màu đỏ tía lớn nhỏ tuỳ trường hợp, tiến triển như u máu Thứ hai, dạng không thoái triển (Non Involuting Congenital Hemangioma) gọi tắt là NICH: bướu phát triển lớn dần, nhưng ở mức độ nào đó thì ngưng phát triển, sẽ tồn tại mãi không thoái hoá.

Hình thái u máu ở trẻ

- U máu mao mạch: xuất hiện như một vết son hay một mảng màu rượu chát trên cùng mặt phẳng với da bình thường, ấn xuống không mất màu.

- U máu dạng hang: thường lớn, nhô khỏi mặt da. Trong đa số trường hợp, u lan rộng và xâm lấn mô dưới da, cơ và có thể làm biến dạng cơ thể. Loại u này có thể xuất hiện cả ở các cơ quan nội tạng hay trong não.

- U hỗn hợp: thường gồm cả thể hang và mạch bạch huyết gặp nhiều nhất ở tuyến mang tai, thương tổn nằm cả trong và dưới da.

U máu xuất hiện ở nhiều vị trí, chủ yếu ở mặt và mang tai

U máu xuất hiện ở nhiều vị trí, chủ yếu ở mặt và mang tai

Các khối u này thường nằm ở những vị trí:

- Vùng mí mắt và hốc mắt: Bệnh nhân có nguy cơ bị lão thị hay lác. Nếu sang thương sâu hơn thì có thể bị sụp mí và chèn ép thần kinh thị giác

- Tuyến mang tai: biểu hiện là một khối lớn ở mang tai, gặp nhiều nhất ở trẻ gái. U ở vị trí này thường được phát hiện sớm sau sinh, có thể gây biến dạng mặt nhưng dây thần kinh mặt không bị ảnh hưởng.

- Hàm trên hay dưới: vị trí này thường ít gặp, nhưng nếu chẩn đoán, điều trị bệnh u máu này không đúng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

- Dưới sụn nắp thanh quản: ít gặp nhưng có thể đe dọa tính mạng. Triệu chứng xuất hiện trong vòng 3 tháng đầu sau sinh như: khò khè khó thở thanh quản 1/3 số trẻ này có u máu trên da kèm theo.

U máu trong gan

U máu trong gan

- Ở cơ tứ đầu của đùi: Có một khối u trong cơ. Bệnh nhân thường cảm thấy đau vùng da trên u thay đổi.

- Nội tạng: u máu ở gan, lách dạ dày ruột, u máu ở não.

Và để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi phát hiện u máu ở trẻ sơ sinh bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật