Tìm hiểu các phương pháp điều trị sỏi niệu quản hiệu quả hiện nay

Khi bị sỏi niệu quản sẽ gây ra tình trạng ứ đọng nước tiểu tại thận và gây suy giảm chức năng thận. Và bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đề cập đến với bạn một số phương pháp điều trị sỏi niệu quản hiện nay rất được áp dụng.

Các phương pháp điều trị sỏi niệu quản

Bởi sự nguy hiểm của sỏi niệu quản với người bệnh nên mọi phương pháp điều trị đều với mục đích đưa sỏi ra bên ngoài và tái lưu thông nước tiểu

1. Phương pháp điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa: Là điều trị hỗ trợ để đưa sỏi ra ngoài theo đường tự nhiên nên ưu điểm là có thể điều trị ngoại trú rẻ tiền, hợp với sinh lý

+ Thông thường khi điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn thuốc giảm đau giãn cơ và hướng dẫn bạn chế độ vận động và uống từ 2 - 3 lít nước/ngày để tăng khả năng tống sỏi ra ngoài.

Sử dụng thuốc để tống sỏi ra ngoài với điều trị sỏi niệu quản nội khoa

Sử dụng thuốc để tống sỏi ra ngoài với điều trị sỏi niệu quản nội khoa

+ Tuy nhiên, phương pháp điều trị nội khoa cũng phải có những điều kiện nhất định (như sỏi nhỏ chỉ vài mm, không bị nhiễm khuẩn tiết niệu thận còn tiết nước tiểu...) và không phải trường hợp nào cũng thành công.

2. Phương pháp điều trị can thiệp

Đối với các trường hợp không có khả năng điều trị nội khoa hay điều trị nội khoa thất bại (tính từ khi điều trị sau 2 tuần mà sỏi không tự thoát ra ngoài) thì bạn nên nhập viện để can thiệp, tránh để lâu gây nhiều biến chứng.

Do sỏi niệu quản đa số thường nhỏ nên các biện pháp can thiệp cũng đơn giản, nhẹ nhàng và ít biến chứng sau can thiệp. Các biện pháp còn được chấp nhận để điều trị sỏi niệu quản:

+ Tán sỏi ngoài cơ thể: Đẩy sỏi lên thận để tán bằng máy tán sỏi siêu âm.

+ Tán sỏi qua da: Đưa đầu tán qua da vào thận sau đó xuống niệu quản để tán sỏi.

+ Tán sỏi ngược dòng: Đưa máy soi kèm đầu tán theo niệu đạo vào bàng quang sau đó lên tới niệu quản để tán sỏi. Đây là phương tối ưu nhất.

Có thể dùng phương pháp tán sỏi qua da nếu điều trị nội khoa thất bại

Có thể dùng phương pháp tán sỏi qua da nếu điều trị nội khoa thất bại

+ Mổ lấy sỏi nội soi: nội soi qua ổ bụng hay khoang sau phúc mạc để lấy sỏi.

+ Mổ hở để lấy sỏi: Thường áp dụng khi sỏi quá to hoặc nhiễm trùng nặng.

+ Mổ cắt thận: Do sỏi làm thận mất hoàn toàn chức năng, gây đaunhiễm khuẩn

Nếu sỏi niệu quản càng để lâu, không chẩn đoán và điều trị thì càng có nhiều biến chứng gây ra cho người bệnh. Điều này cũng khiến việc điều trị càng khó khăn vì vừa phải lấy sỏi vừa phải điều trị các biến chứng, nên càng khó áp dụng các biện pháp tiên tiến gây tổn hại sức khỏe

Hãy thường xuyên đi khám sức khỏe định kì để kịp thời phát hiện nếu mắc bệnh sỏi niệu quản có thể điều trị kịp thời mang lại hiệu quả cao nhất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật