Tìm hiểu khái quát về bệnh thoái hóa khớp

Bệnh hư khớp hay thoái hóa khớp là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc và ở tất cả các vùng địa lý. Bệnh gây đau các khớp buổi sáng, viêm khớp, hẹp khe khớp, mọc gai xương... làm giảm khả năng lao động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu kỹ hơn về bệnh thoái hóa khớp này nhé!

Thoái hóa khớp là gì? 

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp. Đây bệnh mạn tính chủ yếu xảy ra ở người trung niên và người có tuổi.

Theo thời gian, lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng đi khiến cho khớp không thể vận hành tốt.

Hình ảnh bệnh thoái hóa khớpHình ảnh bệnh thoái hóa khớp

Đối với trường hợp nặng, sụn có thể mỏng đến mức không thể che phủ toàn bộ đầu xương. Khi vận động, xương bị cọ xát, thậm chí bào mòn lẫn nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.

Các triệu chứng thoái hóa khớp

Đau nhức đôi khi kèm theo cảm giác cứng khớp là triệu chứng thoái hóa khớp chủ yếu cơn đau thường âm ỉ và trở nên nặng hơn vào buổi tối, hoặc khi co duỗi các khớp thoái hóa khớp càng nặng thì cảm giác đau hoặc cứng khớp càng dai dẳng hơn. Khớp có thể bị sưng, các cơ xung quanh trở nên mỏng hoặc yếu đi gây khó vận động.

Dấu hiệu thoái hóa khớp là đau nhức đôi khi có cảm giác cứng khớpDấu hiệu thoái hóa khớp là đau nhức đôi khi có cảm giác cứng khớp

Các động tác của khớp bị hạn chế ở các mức độ khác nhau khiến hoạt động của cơ thể gặp nhiều khó khăn.

Khớp xương biến dạng do các gai xương mọc thêm ở đầu xương cột sống gù, vẹo, ngón tay trở nên gồ ghề và đôi khi cong nhẹ…

Nguyên nhân thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp chính là sự mất quân bình giữa tái tạo và thoái hóa của sụn khớp, khiến sụn khớp bị tổn thương. Một số yếu tố có thể tác động đến quá trình này:

- Tuổi tác: thoái hóa khớp thường bắt đầu xuất hiện từ sau tuổi 40. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.

Tuổi già càng cao thì càng có nguy cơ thoai hóa khớpTuổi già càng cao thì càng có nguy cơ thoai hóa khớp

- Béo phì: béo phì dễ dẫn đến khoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối.

- Tổn thương khớp: Khớp bị tổn thương hoặc hoạt động quá sức.

- Dị dạng bẩm sinh về khớp: Người có khớp bất thường bẩm sinh hoặc xảy ra lúc trẻ sẽ dẫn đến thoái hóa khớp sớm và trầm trọng hơn bình thường.

- gen di truyền: Một số bệnh khớp có liên quan đến gen di truyền.

Điều trị thoái hóa cột sống

Trong trường hợp bệnh nhẹ: sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại dùng máy phát sóng ngắn hay siêu âm, xung điện… để giảm đau Lúc đau, người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh cho khớp phải hoạt động.

Chườm nóng điều trị thoái hóa trong trường hợp bệnh nhẹChườm nóng điều trị thoái hóa trong trường hợp bệnh nhẹ

Trong trường hợp bệnh nặng: có thể sử dụng các thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ.

Riêng bản thân người bệnh cần có chế độ kiểm soát cân nặng, luyện tập và điều chỉnh chế độ ăn uống với các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thiên nhiên, chế độ sinh hoạt phù hợp để bệnh có thể nhanh chóng hồi phục. Chúc các bạn sức khỏe!

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật