Tìm hiểu một số thông tin về bệnh viêm nang lông vùng nách

Nguyên nhân chính của bệnh viêm nang lông vùng nách là do nhiễm trùng ở các nang lông.

Bệnh viêm nang lông vùng nách thường tiến triển dai dẳng, hay tái phát, nhất là vào mùa hè. Để điều trị dứt điểm, các bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh toàn thân cho bệnh nhân theo từng đợt. Đối với tổn thương tái phát nhiều lần, bệnh nhân có thể phải tiểu phẫu.

Nguyên nhân và biểu hiện bệnh

Nguyên nhân chính gây ra mụn vùng nách do nhiễm trùng ở các nang lông. Khởi phát là vùng da bị viêm sau đó vùng viêm đỏ lan rộng dần, sưng tấy ra xung quanh, các tổn thương to dần lên.

Lúc đầu, các mụn có màu đỏ, cứng, mềm dần, đồng thời chuyển sang màu đỏ tím. Mụn bị vỡ và chảy dịch ra bên ngoài.

Dịch mụn thường mang màu vàng, đôi khi có ngòi màu xanh ở giữa. Nếu người bệnh nặn hết mủ thì dịch máu loãng tiếp tục tiết ra. Nếu mụn không khu trú tại chỗ mà viêm lan tấy ra thì sẽ kéo theo triệu chứng sưng hạch ngoại vi vùng lân cận.

Bệnh thường do tụ cầu vàng gây ra, có thể tự phát hoặc do da vùng nách bị tổn thương khi cào mạnh làm xước da; kết hợp với mồ hôi ra nhiều khiến da vùng nách bị tổn thương.

Các vết xước này chính là cửa sổ để vi khuẩn xâm nhập vào nang lông. Thêm vào đó, nhiều yếu tố bên trong cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh như: viêm da cơ địa dị ứng sức đề kháng kém, bệnh béo phì tiểu đường

Cách điều trị

- Tại chỗ: Bôi betadin ngày 2 lần vào vùng da bị mụn.

- Toàn thân: Dùng kháng sinh toàn thân đường uống hoặc tiêm, nhất là khi tổn thương bị sưng tấy và có hạch.

Người bệnh nên dùng các kháng sinh mạnh diệt tụ cầu vàng (vì tụ cầu vàng hay kháng thuốc) như: cefixim spiramycin sử dụng liên tục trong khoảng thời gian từ 7- 10 ngày.

Các trường hợp có biến chứng thì phải tiêm kháng sinh dưới sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Tiểu phẫu chích - rạch - tháo mủ khi tổn thương xuất hiện dịch và mủ nhiều bên trong.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật