Triệu chứng và hướng điều trị căn bệnh lao ruột hiệu quả

Tôi 35 tuổi, gần đây tôi thấy mệt mỏi, gầy sút, đại tiện phân lỏng thường xuyên, thỉnh thoảng xen lẫn nhày và máu. Đi khám được chẩn đoán lao ruột. Từ trước tới nay tôi mới nghe tới lao phổi. Tôi muốn hỏi quý báo lao ruột có nguy hiểm không?

Lao ruột là tình trạng tổn thương đặc hiệu của ruột do vi khuẩn lao gây nên, bệnh thường xuất hiện thứ phát sau ổ lao khác. Có nhiều đường lây nhiễm vi khuẩn lao vào ruột trong đó chủ yếu là theo đường tiêu hóa (do nuốt phải đờm dãi, chất nhầy của người nhiễm vi khuẩn lao hoặc uống sữa bò bị nhiễm vi khuẩn lao), nguyên nhân ít gặp hơn là lây nhiễm theo đường máu, đường bạch huyết đường mật hoặc đường tiếp giáp.

 

Trong thời kỳ khởi phát, các biểu hiện chủ yếu là gầy sút nhanh, xanh xao mệt mỏi sốt về chiều, ra mồ hôi trộm; Đi lỏng kéo dài, dùng các thuốc cầm tiêu chảy không có tác dụng; Có thể xen kẽ tiêu chảy với táo bón có khi khỏi vài ngày lại tái phát; Đau bụng: đau bụng âm ỉ, không có vị trí cố định, khi đau bụng thường mót đi ngoài, đi ngoài được thì dịu đau và thường có sôi bụng kèm theo.

Trong thời kỳ toàn phát biểu hiện triệu chứng khác nhau tuỳ theo thể bệnh:

- Thể loét tiểu tràng, đại tràng: Bệnh nhân đau bụng nhiều, sốt cao tiêu chảy kéo dài Phân loãng, mùi hôi thối, màu vàng, có lẫn mủ, nhầy và ít máu. Suy kiệt nhanh, xanh xao biếng ăn

- Thể to - hồi manh tràng: Bệnh nhân hết tiêu chảy lại táo, phân lẫn máu nhày mủ, không bao giờ phân bình thường. Nôn mửa và đau bụng.

- Thể hẹp ruột: Sau khi ăn thấy đau bụng tăng lên, đồng thời bụng nổi lên các u cục và có dấu hiệu rắn bò. Khám bụng ngoài cơn đau không thấy dấu hiệu gì.

Hiện nay, chủ yếu là điều trị nội khoa, theo phác đồ chống lao của Tổ chức Y tế Thế giới. Việc sử dụng thuốc tùy thuộc vào thể bệnh và giai đoạn của bệnh, nhất thiết phải có ý kiến của bác sĩ. Bạn không nên tự ý dùng thuốc

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật