Phân biệt triệu chứng của căn bệnh lao ruột với bệnh ung thư

Khó nhận biết bệnh vì dễ nhầm lẫn với bệnh khác

Khoa lao phổi bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) tiếp nhận điều trị nội trú bệnh nhân Nguyễn Thanh A. bệnh nhân cho biết cách đây khoảng 2 tháng bà thường xuyên bị đau bụng ở mạn sườn bên phải và đau vùng rốn, bên cạnh đó bàn luôn cảm thấy chán ăn mệt mỏi sốt nhẹ về chiều, trước khi có các triệu chứng này cân nặng của bà 39kg nhưng hiện chỉ còn 35kg. Sau khi thăm khám, các bác sĩ xác định bà có sỏi trong gan và cùng với nhiều xét nghiệm chẩn đoán khác, bà được kết luận là bị lao gan và một số lao khác. Theo các bác sĩ cho biết bà Thanh A. mắc một lúc 4 bệnh lao đó là lao ruột lao đại tràng, lao gan và lao da

 

Bệnh viện sẽ điều trị cho bà theo phác đồ của Chương trình chống lao quốc gia và theo dõi các biến chứng có thể xảy ra cho bệnh nhân trong thời gian điều trị lao tại bệnh viện để có hướng xử trí kịp thời. Sau khi điều trị ổn, bà A. sẽ được xuất viện và tiếp tục uống thuốc lao điều trị.

Theo bác sĩ chuyên khoa, 85% trường hợp bệnh nhân lao bị lao ở phổi, 15% trường hợp còn lại bị lao ở các cơ quan khác ngoài phổi như lao màng não lao xương khớp lao tiết niệu, lao sinh dục, lao da, lao gan, lao màng bụng... Tỉ lệ bệnh nhân bị lao ruột chiếm khoảng 10% các trường hợp mắc lao ngoài phổi.

Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào người sẽ tạo thành tổn thương lao tiềm ẩn trong cơ thể. Từ tổn thương này vi khuẩn lao theo đường bạch huyết rồi hạch bạch huyết xuống ruột. Tại khoa lao ngoài phổi vẫn thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân bị lao ruột đơn thuần, lao ruột kèm lao phổi hoặc lao ruột kèm bệnh lao khác như bệnh nhân A. nói trên.

Không nên kỳ thị bệnh nhân

Người bệnh bị lao ruột thường có các triệu chứng điển hình như biếng ăn mệt mỏi, sụt cân và đặc biệt là rối loạn tiêu hóa cùng với đó là những biểu hiện đặc trưng của bệnh lao như sốt nhẹ về chiều, và nếu bị thêm bệnh lao phổi nữa thì sẽ có thể ho có đờm Lao ruột có hai loại, thường gặp là lao ruột thứ phát sau lao phổi, lao thực quản lao họng hầu, lao màng bụng.

Có nhiều đường lây nhiễm vi khuẩn lao vào ruột, trong đó chủ yếu là theo đường tiêu hóa (do nuốt phải đờm dãi, chất nhày của người nhiễm vi khuẩn lao hoặc uống sữa bò bị nhiễm vi khuẩn lao), nguyên nhân ít gặp hơn là lây nhiễm theo đường máu, đường bạch huyết, đường mật, hoặc đường tiếp giáp từ các cơ quan bị lao lân cận sang.

Lao tiên phát ít gặp hơn là vi khuẩn lao khu trú ngay ở ruột rồi mới phát triển sang cơ quan khác. Bệnh thường xuất hiện ở người trong độ tuổi lao động, nhất là lứa tuổi 30 - 55.
 bệnh gây nên những tổn thường đặc hiệu tại ruột với các bệnh chứng nặng nhẹ khác nhau, ban đầu triệu chứng âm thầm nên rất ít người biết ở giai đoạn sớm. các biểu hiện chỉ có là đau bụng âm ỉ kéo dài, gầy sút, chán ăn, có rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy đôi khi kèm táo bón (dễ nhầm với bệnh viêm đại tràng do amip hay tạp khuẩn), sốt về chiều (thường sốt không cao), ra mồ hôi

Tùy theo vị trí tổn thương mà có các biểu hiện khác nhau

Lao ruột dễ bị chẩn đoán nhầm với viêm ruột do ký sinh trùng bệnh Crohn viêm loét đại trực tràng ung thư hồi manh tràng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời lao ruột, bệnh nhân sẽ gặp các biến chứng như tắc ruộtkhối u giống u đại tràng thủng ruột viêm phúc mạc xuất huyết tiêu hóa nặng và hội chứng kém hấp thu dẫn đến suy kiệt và tử vong

Lao ruột được điều trị chủ yếu bằng nội khoa thuốc chống vi khuẩn lao thuốc điều trị triệu chứng thuốc phủ niêm mạc giảm đau tránh kích thích. Việc phẫu thuật chỉ được áp dụng trong trường hợp lao ruột có biến chứng. Ngoài ra bệnh nhân lao ruột cần chú ý chế độ ăn uống không nên ăn thức ăn đặc thực phẩm dễ gây táo bón có tính chất nóng như hạt điều cà rốt nên ăn thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu và ăn nhiều rau cho nhuận trường.

Để phát hiện kịp thời lao ruột, bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh khi có triệu chứng giống như viêm đại tràng mãn là táo bón xen kẽ tiêu chảy kéo dài bệnh nhân nên đến khám ở bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Bác sĩ sẽ cho nội soi đại tràng kiểm tra và sinh thiết ruột làm giải phẫu bệnh để chẩn đoán chính xác bệnh.

Lao ruột đơn thuần không lây qua đường ăn uống đường hô hấp - trừ khi bệnh nhân có mắc thêm lao phổi. Lao ruột cũng không lây khi chung nhà vệ sinh nên những người xung quanh không nên kỳ thị người bệnh.

 

Để phòng lao ruột, cần giữ vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt, không sử dụng sữa bò tươi chưa qua xử lý. Khi có các biểu hiện bệnh, phải đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng, gây nguy hiểm cho bản thân gia đình và cộng đồng. Bệnh không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn tới bán tắc ruột  hoặc tắc ruột và dễ chẩn đoán nhầm sang ung thư đại tràng hoặc ung thư ruột. 

Tuy nhiên trong quá trình điều trị lao ruột, việc theo dõi biến chứng tắc ruột của bác sĩ với bệnh nhân và bệnh nhân tự theo dõi phải hết sức chú ý. Nếu bệnh nhân than đau bụng phải coi chừng tắc ruột. Nếu tắc ruột phải mổ ngay để không nguy hiểm đến tính mạng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật