Khắc phục chứng kém hấp thu và biếng ăn - bố mẹ bé không nên bỏ qua

Tại sao trẻ ăn nhiều mà không lớn?  -  Đó là câu hỏi của không ít cha mẹ hiện nay khi con ăn đủ bữa, đủ chất dinh dưỡng nhưng không tăng cân. Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra nguyên nhân chính là do trẻ kém hấp thu dưỡng chất, điều này có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ và gây ra nhiều bệnh lý khác.

Những biểu hiện nhận biết trẻ kém hấp thu

Thông thường, trẻ kém hấp thu thường có những biểu hiện như sau:

- biếng ăn chán ăn mất vị giác ở đầu lưỡi, họng.

- Trẻ chậm phát triển chiều cao còi cọc, nguy cơ suy dinh dưỡng chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ

- Đi ngoài phân lỏng, phân có nhiều nước, khối lượng nhiều, mùi tanh, màu nhợt, lổn nhổn, có váng nổi trên mặt nước giống như mỡ. Thường trẻ sẽ đi thành từng đợt xen kẽ với các giai đoạn bình thường.

- Đau bụng, cảm giác căng chướng, tức nặng, sôi bụng, có khi đau quặn nhẹ quanh rốn.

- Thể trạng suy sụp, sút cân mệt mỏi thường xuyên uể oải thiếu linh hoạt minh mẫn.

Bé kém hấp thu sẽ dẫn đến chứng biếng ăn, ăn không ngon miệng

Bé kém hấp thu sẽ dẫn đến chứng biếng ăn, ăn không ngon miệng

Các biểu hiện nói trên thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa. Vì vậy, để xác định rõ trẻ có kém hấp thu hay không, cha mẹ nên đưa con đi khám tại các chuyên khoa dinh dưỡng nếu trẻ có một trong các biểu hiện kể trên.

Nguyên nhân kém hấp thu ở trẻ:

Bên cạnh nguyên nhân do sự thay đổi đột ngột chế độ ăn do cơ cấu khẩu phần ăn chưa cân đối thiếu chất này hay thừa chất kia gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể… thì các chuyên gia dinh dưỡng nhận định: Nguyên nhân cơ bản khiến trẻ kém hấp thu là do cấu tạo hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, chức năng tiêu hóa chưa vận hành được trơn tru.

Hệ tiêu hóa non yếu của trẻ rất dễ bị tác động bởi các yếu tố như: khẩu phần ăn không phù hợp, cách chế biến thức ăn không đúng với lứa tuổi, thức ăn bị nhiễm khuẩn… Khi đó hệ tiêu hóa không tiết đủ enzymes để tiêu hóa thức ăn, thức ăn ứ đọng lại thành ruột, sinh ra các vi khuẩn có hại tiêu diệt vi khuẩn có ích.  Khi vi khuẩn có ích bị tiêu diệt, đường ruột bị tổn thương lại cản trở việc tiết enzymes, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn. Vòng luẩn ấy dẫn đến không có quá trình hấp thu hoặc hấp thu kém, gây nên tình trạng trẻ nhẹ cân, không tăng cân suy dinh dưỡng thấp còi, kém phát triển…

Cần một giải pháp ưu việt và toàn diện đối với trẻ kém hấp thu

Điều quan trọng khi chăm sóc trẻ kém hấp thu là phải áp dụng các phương pháp một cách khoa học. Bên cạnh chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng thì tăng cường chức năng tiêu hóa cũng là yếu tố cần thiết.

- Đưa ra chế độ ăn phù hợp với lứa tuổi và đảm bảo hàm lượng phù hợp giữa các nhóm chất. Không nên quá ưu tiên đạm và chất béo, hãy cho trẻ ăn nhiều rau (ăn rau lá sẽ tốt hơn là các loại củ) để trẻ dễ tiêu hóa, tăng hấp thu.

- Khi chế biến thức ăn cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh và không bị mất chất. Không nên nấu quá nhừ hay nấu đi nấu lại một món . Không nên kết hợp các loại thịt hay hải sản với nhau vì dễ sinh ra các chất khó tiêu

- Với trẻ trên 1 tuổi, có thể cho trẻ uống sữa tươi. Uống sữa tươi giúp tiêu hóa tốt hơn, hấp thu nhiều dưỡng chất hơn. Tuy nhiên, có một số trẻ bị kém hấp thu là do không dung nạp được một số thành phần có trong sữa. Vì vậy, hãy loại trừ nguyên nhân này trước khi cho trẻ uống nhiều sữa.

- Tăng cường vận động cho trẻ. Hãy năng xoa bóp dẫn trẻ đi chơi, cho trẻ phơi nắng và vận động hàng ngày để tăng cường sức khỏe việc này rất có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

- Chú trọng bổ sung phức hợp enzymes tiêu hóa gồm

Amylase: Tương tự enzyme amylase có trong nước bọt và dịch dạ dày có vai trò tiêu hóa tinh bột cắt các liên kết trong tinh bột, chuyển tinh bột thành các dạng mạch ngắn polysaccaride và oligosaccarid và glucose Amylase giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu tinh bột ở ruột non diễn ra nhanh chóng và dễ dàng. Nếu thiếu enzyme này trẻ sẽ cảm thấy khô miệng đắng miệng ắn không ngon và không chuyển hóa tinh bột thành loại đường.

Protease:enzyme tiêu hóa protein trong thức ăn có vai trò cắt protein thành dạng các acid amin tự do để cơ thể hấp thu vào máu. Nếu thiếu Enzyme này trẻ sẽ bị đầy bụng khó tiêu

Lipase: là enzyme giúp thủy phân các chất béo trong thức ăn tạo thành acid béo, glycerol, và các thành phần khác. Thiếu Enzyme này trẻ ăn các loại thịt cá và các chất giàu lipid sẽ không chuyển hóa và hấp thu được.

Lactase: là enzyme được tìm thấy ở mép ruột non, hoặc do một nhóm các vi khuẩn có lợi ở đường ruột tiết ra có vai trò phân hủy đường lactose (có trong sữa) thành glucose và galactose.Việc thiếu hoặc không có enzyme lactase gây ra tình trạng không dung nạp sữa hay gặp ở trẻ nhỏ, trẻ bị tổn thương niêm mạc ruột à lâu dài dẫn đến suy dinh dưỡng bất dung nạp sữa. Việc bổ sung lactase giúp hệ tiêu hóa dễ dàng thủy phân và hấp thu lactose trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt có lợi trong trường hợp trẻ thiếu hoặc tiêu chảy gây giảm sản xuất enzyme này.

Cellulase: là enzyme có khả năng thủy phân cellulose (chất xơ). Enzyme này không có trong hệ tiêu hóa của người. Bổ sung enzyme cellulase giúp làm mềm các chất xơ có trong hoa quả rau củ, hoặc các thức ăn chứa chất xơ khác, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động, phòng ngừa táo bón

Nếu trẻ ổn định và đủ 5 loại Enzyme trên thì cơ thể sẽ hấp thu  và được cung cấp tối đa chất dinh dưỡng nên sẽ chóng lớn tăng cân Ngoài ra có thể bổ sung thêm kẽm để tạo vị giác thèm ăn cho trẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật