Lõm ngực là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Lõm ngực là gì?

Lõm ngực hay còn gọi là ngực lõm có tên tiếng anh là Pectus Excavatum (PE) là 1 loại bệnh gây biến dạng lồng ngực.

Khi chúng ta đứng trước gương nhưng xoay hướng cơ thể 1 góc 90 độ sang trái hoặc phải thì xuất hiện 1 "hố" sâu ngay phần xương ức bị lõm vào trong khiến ngực bạn trong rất kỳ dị.

Lõm ngực gây biến dạng lồng ngực

Lõm ngực gây biến dạng lồng ngực

Cơ chế gây lõm ngực 

Bệnh tình xảy ra là do trong quá trình tăng trưởng (nhất là ở trẻ nhỏ), các sụn sường phát triển quá mức dẫn đến đẩy xương ức hướng vào (lõm) phía trong.

Có 1 biến thể của quá trình trên đó là ngực lồi – phần xương ức nhô ra ngoài gây biến dạng. Tuy nhiên tỉ lệ lõm lồng ngực cao hơn hẳn.

Nguyên nhân gây lõm ngực

Có 2 nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh này:

- Thứ nhất là do di truyền

- Nguyên nhân thứ 2 là do thói quen sinh hoạt hằng ngày đặc biệt là do thói quen khòm lưng gây nên.

Thông thường đa số trẻ lõm ở độ 1 không ảnh hưởng nhiều đến chức năng sinh lý hằng ngày tuy nhiên nếu lõm nặng tức phễu" ở độ 3 thì sẽ gây ra tình trạng ép phổi và tim gây xanh xao khó thở tim đập nhanh và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện đặc biệt là chiều cao

Lõm ngực gây ép phổi khiến người bệnh thấy tim đập nhanh

Lõm ngực gây ép phổi khiến người bệnh thấy tim đập nhanh

Điều trị lõm ngực

Độ tuổi điều trị bệnh ngực lõm:

Độ tuổi điều trị thích hợp là từ 6 đến 14 tuổi theo đề nghị của các chuyên gia y tế. Nếu chẳng may bạn mắc phải bệnh này và phát hiện sớm ngay từ khi còn nhỏ thì nên điều trị ngay lập tức cho dù bệnh tình ở mức độ nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện điều trị và 1 số trường hợp phát hiện bệnh khá trễ – ở tuổi trưởng thành, lúc này khi đi khám bác sĩ thị họ thường khuyên nên phẫu thuật chỉnh hình nếu lõm nặng ở độ 3 hoặc 2.

Nâng lồng ngực bằng phương pháp NUSS – đặt thanh nâng

Tuy nhiên nếu bạn có các biến chứng như: mệt mỏi tăng, giảm chức năng hô hấp chức năng tuần hoàn, viêm đường hô hấp thì nên điều trị ngay.

Ở tuổi càng lớn thì các mô xương càng cứng và chắc dẫn đến tỉ lệ phục hồi hình dạng lồng ngực sẽ thấp hơn, nếu có thì vết lõm chỉ đỡ hơn 1 chút so với ban đầu. Tóm lại, hãy điều trị càng sớm càng tốt.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật