7 thói quen tai hại cho mũi, họng rất nhiều người đang mắc
Thời tiết thay đổi là môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công đường hô hấp đặc biệt là đường hô hấp trên. Do đó, bảo vệ cho mũi và họng không bị xâm nhập bởi các loại vi khuẩn vi-rút gây bệnh là rất quan trọng. Chính vì vậy, bên cạnh việc phòng tránh những yếu tố liên quan đến môi trường, chúng ta cần tránh những thói quen không tốt có thể gây hại cho sức khỏe mũi và họng.
1. Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý giúp giảm viêm rửa sạch chất nhầy, các chất gây dị ứng giúp đường thở thông thoáng, dễ dàng hít thở hơn. Tuy nhiên, khi mũi ở trong trạng thái hoàn toàn bình thường thì không nên dùng nước muối rửa mũi thường xuyên. Vì nếu dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi quá thường xuyên sẽ làm tổn thương, mất đi chức năng bảo vệ mũi vốn có của lớp niêm mạc nhày trong mũi. Do đó, mũi hay bị viêm, sưng sổ mũi kéo dài có thể dẫn đến viêm mũi mạn tính.
2. Ngoáy mũi, nhổ lông mũi
Ngoáy mũi có thể làm trầy xước niêm mạc mũi, gây chảy máu
Một số người có thói quen ngoáy mũi, và cho rằng đây là cách vệ sinh cho mũi. Tuy nhiên, việc làm này thực tế gây mất vệ sinh, hơn thế, vì niêm mạc mũi rất mềm, mỏng và có nhiều mạch máu nên việc ngoáy mũi có thể làm trầy xước niêm mạc, gây chảy máu. Nguy hiểm hơn, vi trùng theo ngón tay vào lỗ mũi, làm mũi bị viêm mạn tính, tắc mũi, sổ mũi, sống mũi sưng lâu ngày không khỏi.
Bên cạnh đó, một số người còn có thói quen nhổ lông mũi, đây cũng là thói quen gây hại nên thay đổi vì lông mũi có chức năng làm ấm không khí khi hít thở, ngăn chặn sự xâm nhập của bụi bẩn, vi khuẩn gây bệnh cho đường hô hấp Ngoài ra, việc cắt tỉa lông mũi còn có thể làm tổn thương tới niêm mạc mũi, gây chảy máu lâu dần dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm.
3. Súc miệng quá nhiều lần trong ngày bằng nước chứa cồn
Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh những người sử dụng nước súc miệng trên 3 lần/ngày sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị ung thư miệng cao hơn nhiều lần so với bình thường. Bên cạnh đó, những người có vấn đề về sức khỏe răng miệng như thường xuyên bị viêm lợi chảy máu chân răng cũng có nguy cơ bị ung thư miệng và vòm họng cao hơn nếu dùng nước súc miệng thường xuyên. Ngoài ra, nước súc miệng quá cay có nghĩa là nồng độ cồn quá cao, dùng thường xuyên sẽ bị khô miệng
4. Quên súc miệng trước khi súc họng
Súc miệng là một trong những giải pháp vệ sinh miệng thường xuyên mà chúng ta có thể thực hiện. Tuy nhiên, nhiều người lại có thói quen súc họng trước khi súc miệng, điều này khiến cho việc súc miệng trở nên kém hiệu quả vì nếu chúng ta súc họng trước, sau đó mới súc miệng thì vi khuẩn ở khoang miệng có khả năng xâm nhập nhiều hơn xuống họng. Vì vậy, để làm sạch họng, trước tiên cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối sinh lý trong khoảng 30 giây để loại bỏ vi khuẩn ở khoang miệng. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì nên súc miệng thêm một lần nữa rồi mới súc họng.
5. Súc miệng bằng nước muối quá mặn
Súc miệng bằng nước muối quá mặn sẽ làm tế bào niêm mạc họng bị tổn thương
Khoa học đã chứng minh nước muối có khả năng sát khuẩn, vệ sinh mũi, họng rất tốt. Khi họng bị viêm, việc súc miệng một vài lần trong ngày bằng nước muối có thể giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, giảm sưng và tiêu bớt đờm Chính vì vậy, nhiều người hình thành thói quen súc miệng bằng nước muối với nồng độ cao, hay thậm chí còn ngậm trực tiếp vài hạt muối trong miệng vì nghĩ rằng càng nhiều muối thì sẽ càng diệt được nhiều vi khuẩn hơn. Tuy nhiên, đó là một quan niệm không đúng bởi vì việc súc miệng bằng nước muối quá mặn sẽ làm tế bào niêm mạc họng bị tổn thương, lâu dần còn gây dư thừa muối trong cơ thể.
6. Thở bằng miệng
Người bị bệnh viêm mũi nghẹt mũi bị dị tật có vách ngăn hoặc khối u ở mũi lâu ngày sẽ khiến việc thở bằng mũi trở nên khó khăn nên phải hít thở bằng đường miệng. Như vậy không khí sẽ được hít thở trực tiếp qua đường miệng xuống lồng ngực, không thông qua mũi sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn họng dẫn đến đau họng viêm họng viêm amidan Bởi các chất bụi bẩn trong không khí không được lọc lại như khi thở qua đường mũi.
7. Uống quá nhiều đồ uống có đá lạnh
Khi cơ thể phải thường xuyên tiêu hao nhiều năng lượng để hóa giải chất lạnh mà chúng ta nạp vào sẽ khiến cho sức đề kháng bị giảm sút. Bên cạnh đó nước đá còn làm cho các tuyến tiết dịch hoạt động kém hơn, từ đó dẫn đến tình trạng khô, rát và viêm họng Hỡn nữa, nước đá tại các cửa hàng còn thường không đảm bảo vệ sinh, dễ bị nhiễm khuẩn. Khi sử dụng, chúng ta đã vô tình đưa những loại vi khuẩn gây hại vào trong có thể, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.
- Thực phẩm cực hại nếu cố tình ăn vào buổi tối, nhiều... (Thứ năm, 16:41:03 27/05/2021)
- Đêm nào cũng thức tới gần sáng chơi game, người đàn ông bị... (Thứ Hai, 20:15:08 24/05/2021)
- Những sai lầm trong chế độ ăn uống bạn nên hạn chế mắc... (Thứ bảy, 08:35:01 22/05/2021)
- 5 kiểu dùng điều hòa phổ biến nhưng lại là nguyên nhân chính... (Thứ năm, 16:09:01 20/05/2021)
- Điều sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi bạn bỏ bữa sáng (Thứ Hai, 08:35:01 17/05/2021)
- Vừa nằm vừa nghịch điện thoại, người phụ nữ bị đau cổ... (Thứ tư, 21:15:06 12/05/2021)
- Sáng ngủ dậy đừng uống nước lọc theo 2 cách này bởi có... (Thứ năm, 09:30:09 06/05/2021)
- 4 thói quen ăn tối tàn phá sức khỏe, suy giảm tuổi thọ nhưng... (Thứ Ba, 21:30:02 27/04/2021)
- Uống 1 cốc nước này vào buổi sáng bạn sẽ nhận lại được... (Thứ Ba, 09:30:08 27/04/2021)
- Không ngờ 5 thói quen nấu ăn này lại "rước" ung thư... (Chủ nhật, 08:35:00 25/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023