8 thói quen xấu khiến trẻ dễ ốm yếu các mẹ cần lưu ý

Các mẹ hãy giúp bé loại bỏ những thói quen xấu này để con yêu luôn vui khỏe nhé. Những thói quen xấu dưới đây sẽ khiến bé yêu của bạn dễ trở nên ốm yếu.

1. Ăn nhiều đường, bánh kẹo

Dùng quá nhiều đường trong ngày là thói quen xấu hàng đầu trẻ nên từ bỏ. Đường không chỉ là ‘thủ phạm’ gây béo phì mà còn làm giảm sự thèm ăn giảm lượng proteinvitamin tổng hợp khiến cơ thể trẻ suy nhược. Đặc biệt, ăn quá nhiều đường ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, làm giảm chỉ số IQ của trẻ.

2. Ngồi lỳ xem tivi, chơi điện tử trong thời gian dài

Làm cha mẹ, bạn đã bao giờ giới hạn thời gian xem tivi mỗi ngày cho con? Làm sao để trẻ sử dụng máy tính hoặc điện thoại di động, máy tính bảng hiệu quả? Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc trẻ ngồi lỳ xem tivi hoặc chơi điện tử trong một thời gian dài ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kỹ năng tổ chức… và lười suy nghĩ hơn.

3. Ru rú trong nhà, ít giao tiếp

Ngôn ngữ được phát triển ở thùy não. Nói chuyện cũng như giao tiếp thường xuyên sẽ thúc đẩy sự phát triển và thực hiện chức năng của não bộ. Quá trình giao tiếp phong phú cũng góp phần kích thích vận động trí não của trẻ. Vì thế, cha mẹ nên dành thời gian cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài cũng như chủ động trò chuyện cùng bé bất kỳ khi nào có thể.

4. Bỏ ăn sáng

Nhóc tì nhà bạn có ăn sáng đều đặn? Nếu câu trả lời là 'Có' thì thật tuyệt bởi việc bỏ ăn sáng tác động tiêu cực đến sức khỏetrí tuệ của trẻ nhỏ.

Ăn sáng giúp tinh thần trẻ luôn sảng khoái, thoải mái, tỉnh táo… và vì thế khả năng tập trung chú ý cũng tốt hơn. Kết quả, não bộ của trẻ vì thế cũng tư duy nhanh nhạy và phản ứng tốt hơn nếu các tình huống bất trắc có xảy ra.

5. Ngoáy mũi

Ngoáy mũi là tật xấu làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn qua đường mũi, đồng thời dễ dàng lây lan mầm bệnh cho người khác. Nếu bé có tật xấu này, bạn nên nhắc bé không được ngoáy mũi, phải rửa tay sạch sẽ và dùng khăn sạch, mềm để làm vệ sinh mũi. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu về tác nhân môi trường khiến con bị ngứa mũi như: dị ứng không khí khô, nóng để kịp thời có biện pháp khắc phục, giúp con giảm sự khó chịu và số lần ngoáy mũi.

6. Cắn móng tay

Cắn móng tay là một trong những tác nhân truyền bệnh và có hại cho làn da xung quanh móng tay. Theo phân tích tâm lý, cắn móng tay là biểu hiện trẻ đang cảm thấy nhàm chán hoặc có áp lực tâm lý. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên hướng bé vào các hoạt động nhẹ nhàng như đi dạo, nghe nhạc, vẽ tranh... để làm bé vui, phấn chấn và tập trung tinh thần vào hoạt động khác.

7. Kém ngủ

Giấc ngủ giúp não bộ xua tan mệt mỏi. Trẻ ngủ quá ít sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực và khả năng tiếp thu học tập thậm chí có thể gây ra các vấn đề như tăng động, mất kiểm soát cảm xúc… Trạng thái mệt mỏi làm cho bé mất tập trung cũng như dẫn đến tâm trạng uể oải không muốn hoạt động gì nữa.

Do đó, cha mẹ cần đảm bảo thời gian cũng như chất lượng giấc ngủ để trẻ có sinh lực dồi dào cho một ngày học tập hiệu quả.

8. Ngủ ngay sau khi ăn no

Trẻ ăn no sau đó ngủ ngay sẽ khiến dạ dày căng to, đẩy cơ hoành lên chèn ép cản trở hoạt động của tim Ngoài ra, nằm ngay sau bữa ăn làm tăng sức ép đối khả năng tiêu hoá thức ăn của dạ dày Lượng thức ăn trong dạ dày không được tiêu hoá hết làm cơ thể luôn mệt mỏi khó chịu sau khi ngủ dậy. Nặng hơn còn có thể gây nên bệnh đau bao tử.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật