Bắt buộc phải nấu thịt chín kỹ nếu không muốn mang họa vào thân

Nếu phát hiện miếng thịt có những nốt nhỏ màu trắng mỡ, hãy bỏ ngay vì đó có thể là nang chứa ấu trùng sán dây.

Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn gia đình Nhưng việc tìm đến sản phẩm thịt sạch là điều không dễ dàng với các bà nội trợ. Nếu mua một miếng thịt về nhà rồi bất ngờ phát hiện những dấu hiệu không bình thường như các cục màu trắng nhỏ, các nốt đỏ li ti, chắc chắn sẽ gây tâm lý lo sợ, hoang mang. Gần đây, nhiều người lo lắng khi thấy thông tin xuất hiện thịt lợn gạo. Ăn thịt lợn gạo sẽ có nguy cơ nhiễm giun sán rất cao.

1. Sán đi vào cơ thể như thế nào?

Bệnh ấu trùng sán lợn, hay còn gọi là gạo lợn là việc xuất hiện nang chứa ấu trùng sán giống hình hạt gạo, màu trắng hoặc vàng nhạt trong thịt. Trong nang có ấu trùng sán dây, loại thường ký sinh ở ruột non của người. Lợn chỉ là vật trung gian, còn người mới là vật chủ ký sinh chủ yếu của loài sán này.

Sau khi ký sinh ở người và trưởng thành, sán dây sẽ đứt thành các đoạn và theo phân ra ngoài. Loại sán này có thể bám vào thức ăn của lợn như rau cỏ. Nếu không chế biến kỹ thịt từ con lợn đó, sán lại quay trở lại cơ thể người rồi tiếp tục vòng đời như thế.

Người bị nhiễm sán thường có biểu hiện ở trên da là các hạt nhỏ, tròn, không đau di chuyển dưới da, không đau Nếu sán ký sinh ở mắt thì thấy mỏi mắt, lồi nhãn cầu, nhìn không rõ hoặc lác; nếu ở não, tủy thần kinh thì hay thấy đau đầu trí nhớ kém…

Sán dây không chỉ ký sinh ở ruột già mà có thể ở các vùng dưới da, não, mắt, cơ tim khiến vùng cơ thể đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các bệnh có thể xuất hiện mà nguyên nhân là sán dây kí sinh là gây ngứa ngáy dị ứng nổi các nốt đỏ, bệnh phù voi, động kinh, giảm trí nhớ rối loạn vận động suy giảm trí nhớ giảm thị lực đột quỵ thâm chí mù mắt hoặc tử vong

2. Làm sao khi chót ăn phải thịt lợn nhiễm sán?

Sán đi vào cơ thể người theo hai đường, một là ăn các thức ăn hoặc uống nước có chứa ấu trùng sán. Hai là ăn thịt lợn có chứa nang ấu trùng sán.

Ấu trùng sán trong thịt lợn hoặc nước, bám trên rau củ đều có thể bị tiêu diệt ở độ sôi 100 độ trong thời gian 10 phút.

Trong quá trình chế biến thịt, nếu không để ý kỹ và xử lý đúng cách thì ấu trùng sán rất có cơ hội đi vào cơ thể người ký sinh. Không loại bỏ các nang sán rồi lại không đun chín kỹ, ấu trùng sán vẫn có cơ hội sống sót. Hoặc đun nấu trong thời gian khá lâu nhưng miếng thịt dày chưa chín được đến bên trong thì vẫn không an toàn.

Một sai lầm nữa là thịt để đông lạnh, quá trình rã đông qua loa, nhanh vội, đến khi nấu, nhiệt độ chưa đủ giết chết ấu trùng sán bên trong thì đã tắt bếp.

Nếu nghi ngờ ăn phải thịt có nang sán thì nên uống thuốc tẩy giun theo tư vấn của dược sĩ. Sau khoảng 10 ngày, thời gian ấu trùng phát triển thành sán trưởng thành, sẽ tìm đường ra ngoài theo lối hậu môn. Nếu thấy ở quần lót hay ga giường có các đoạn giống sán thì phải đến bệnh viện để dùng thuốc diệt sán theo chỉ thị của bác sĩ.

3. Phòng tránh nguy cơ nhiễm sán

- Ăn chín, uống sôi là cách phòng bệnh tốt nhất. Chế biến thịt hay đun nước nên đun thêm khoảng 5-10 phút để đảm bảo tiêu diệt ấu trùng sán hoàn toàn.

- Không ăn đồ tái, rã đồ đông lạnh đúng cách.

- Rửa rau củ sạch sẽ để loại bỏ ấu trùng bám.

- Vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi ăn.

- Nếu trong gia đình có người bị nhiễm sán thì nên vệ sinh toàn bộ nhà cửa, không dùng chung quần áo, giường chiếu uống thuốc tẩy giun cho cả nhà.

- Ở những vùng nông thôn thì xử lý phân người, phân vật nuôi đúng cách, hợp vệ sinh. Không dùng phân tươi tưới rau

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật