Sử dụng giấy báo gói thực phẩm là tự rước họa vào thân
Không chỉ mất vệ sinh, việc dùng giấy báo gói trực tiếp thức ăn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm độc chì nghiêm trọng, có thể gây biến đổi gen
Nguy cơ nhiễm độc chì
Sách báo dù in màu hay in trắng đen cũng đều dùng mực in, chứa hợp chất chì rất độc hại. Vì vậy, khi dùng giấy sách báo gói thức ăn loại mực này tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, lâu dần có thể gây biến đổi gen tế bào tác động đến di truyền.
Đặc biệt, chất độc của chì không bị phân giải trong nước, không bị ôxy hóa, nên một khi đã vào cơ thể sẽ được các tổ chức như mỡ, não gan hấp thu và tồn trữ lại, rất khó đào thải ra ngoài. Một nghiên cứu cũng cho thấy trong 1kg giấy sách báo chứa 0,1 - 1mg chất độc của chì, nếu cơ thể người chứa khoảng 0,5 - 2mg chất độc này sẽ có những biểu hiện nhiễm độc như phù mi mắt, ra mồ hôi bàn tay buồn nôn hoặc nôn...
Nhiễm độc chì có thể gây thiếu máu rối loạn ý thức đau đầu co giật chậm phát triển chiều cao viêm gan và ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ Biểu hiện của điều này là việc trí nhớ bị suy giảm ù tai hoa mắt.
Điều đặc biệt nguy hiểm là những tác hại của việc nhiễm chì không bộc lộ ngay mà cơ thể sẽ tích tụ trong suốt một thời gian dài, chỉ khi đến ngưỡng giới hạn nó mới bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe Đây cũng là lý do nhiều người không thấy được tác hại của việc này nên vẫn vô tư sử dụng giấy báo để gói thức ăn.
Nhiễm khuẩn do giấy báo
Ngoài ngộ độc chì, nguy cơ nhiễm khuẩn do giấy báo cũng khá cao khi những tờ giấy báo đi từ nhà máy sản xuất đến các sạp hàng bán báo và qua tay người đọc, sau đó đến các nhà thu mua phế liệu và đồng nát rồi mới đến tay của các chủ hàng bán xôi và bán bánh.
Trong quá trình đó, đã có rất nhiều bụi vi khuẩn ký sinh trùng bám vào. Giấy báo lại là chất liệu dễ thấm hút, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn ký sinh trùng bám dính và phát triển. Không chỉ giấy sách, báo mà giấy trắng cũng vô cùng độc hại, bởi trong quá trình sản xuất, không thể tránh khỏi việc sử dụng chất tẩy rửa. Chất tẩy rửa này, sau khi tiếp xúc với thực phẩm sẽ gây ra các phản ứng hóa học, kết quả là những chất gây hại lưu lại trên thực phẩm Nếu ăn những thực phẩm ấy trong thời gian dài có thể gây ngộ độc, thậm chí nguy hại đến tính mạng.
Theo bà Nguyễn Khánh Trâm – Phó Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y tế đã quy định:
– Các thiết bị và dụng cụ chế biến bao gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm phải được làm từ nguyên liệu không độc, không gây mùi vị lạ so với mùi vị của thực phẩm ban đầu, không hấp thụ, không thôi nhiễm vào thực phẩm, không bị ăn mòn, tránh bụi, côn trùng và các nguồn ô nhiễm khác.
– Nghiêm cấm việc đóng gói thực phẩm bằng các bao gói có nguy cơ gây ngộ độc, gây hại, không bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm như giấy báo, nhựa tái sinh…
- Thực phẩm cực hại nếu cố tình ăn vào buổi tối, nhiều... (Thứ năm, 16:41:06 27/05/2021)
- Đêm nào cũng thức tới gần sáng chơi game, người đàn ông bị... (Thứ Hai, 20:15:06 24/05/2021)
- Những sai lầm trong chế độ ăn uống bạn nên hạn chế mắc... (Thứ bảy, 08:35:06 22/05/2021)
- 5 kiểu dùng điều hòa phổ biến nhưng lại là nguyên nhân chính... (Thứ năm, 16:09:08 20/05/2021)
- Điều sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi bạn bỏ bữa sáng (Thứ Hai, 08:35:07 17/05/2021)
- Vừa nằm vừa nghịch điện thoại, người phụ nữ bị đau cổ... (Thứ tư, 21:15:04 12/05/2021)
- Sáng ngủ dậy đừng uống nước lọc theo 2 cách này bởi có... (Thứ năm, 09:30:08 06/05/2021)
- 4 thói quen ăn tối tàn phá sức khỏe, suy giảm tuổi thọ nhưng... (Thứ Ba, 21:30:09 27/04/2021)
- Uống 1 cốc nước này vào buổi sáng bạn sẽ nhận lại được... (Thứ Ba, 09:30:08 27/04/2021)
- Không ngờ 5 thói quen nấu ăn này lại "rước" ung thư... (Chủ nhật, 08:35:05 25/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023