Tại sao đi tất chật lại gây hại cho sức khỏe, có thể bạn chưa biết?

Những đôi tất chật, ôm khít và bó sát cơ thể có thể đem lại cho bạn dáng vẻ tương đối thời thượng, cá tính và sành điệu. Tuy nhiên, mối nguy hại tiềm ẩn từ thói quen đi tất chật này lại không hề đơn giản chút nào.

Nếu sau một ngày, khi tháo tất ra bạn phát hiện những vết lằn sẫm màu trên da thịt, chắc chắn bạn đã đi phải đôi tất quá chật, so với kích cỡ của chân mình. Đã đến lúc bạn cần thay mới một đôi tất khác có số đo to hơn. Tiếp tục với món đồ cũ sẽ gây ra những mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe của cơ thể bạn.

Dưới đây là những tác hại của việc đi tất chật.

Ảnh hưởng tới sự lưu thông máu

Cùng với tay, chân là bộ phần hoạt động thường xuyên nhất của cơ thể. Nó đảm nhận việc đi lại, chạy nhảy hay di chuyển nói chung. Cũng chính vì vậy mà các tế bào ở chân luôn cần máu và oxy để làm việc.

Khi bạn mang tất chặt, chúng sẽ sẽ ôm sát toàn bộ vùng bàn chân và cổ chân hoặc bắp chân, tùy theo độ dài của tất. Da và các mạch máu bên trong sẽ bị xô, chèn ép và bó buộc lại, khiến con đường vận chuyển máu cũng bị hẹp theo. Từ đó, tuần hoàn máu từ tim tới chân sẽ bị kém đi. Người đi tất chật thiếu máu tới chân thường sẽ thấy chân bị sưng và căng tức, khó chịu do máu cũ không được vận chuyển theo tĩnh mạch về tim kịp thời.

Tác nhân gây giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch, còn được gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính, là hiện tượng các tĩnh mạch phình ra, nổi lên rõ ràng trên gần bề mặt da. Thực tế, nó xuất phát từ chứng suy van tĩnh mạch, tạm hiểu là sự suy giảm chức năng trong việc đưa máu trở về tim đẻ trao đổi oxy của hệ thống tĩnh mạch vùng chân.

Người bị giãn tính mạch mãn tính do mang tất chật trong một thời gian dài sẽ bị nặng chân, đau nhức chân, tĩnh mạch xanh phình ra dọc theo đùi,...
Người bị giãn tính mạch mãn tính do mang tất chật trong một thời gian dài sẽ bị nặng chân, đau nhức chân, tĩnh mạch xanh phình ra dọc theo đùi,...

Theo thống kê của các nhà khoa học trên thế giới, ngày càng có nhiều người bị suy giãn tĩnh mạch. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động... Đặc biệt, mang tất chân quá chật cũng là nguyên nhân dẫn tới vấn đề này.

Người bị giãn tính mạch mãn tính do mang tất chật trong một thời gian dài sẽ bị nặng chân đau nhức chân tĩnh mạch xanh phình ra dọc theo đùi, đầy hôi hay mắt cá, thậm chí là lở loét nhiễm trùng

Xuất hiện chứng phù nề

Tĩnh mạch chân bị giãn ra có thể làm tắc huyết khối tĩnh mạch làm gián đoạn sự lưu chuyển của bạch huyết trong cách mạch bạch huyết. Từ đó, các hội chứng này khiến áp lực trong các mao mạch nhỏ gia tăng, chất lỏng từ huyết tương máu tiết ra sẽ đi vào các mô xung quanh. Chúng chứa nhiều muối và protein gây sưng nề các cơ quan này.

Bên cạnh đó, đi tất chật cũng cản trở quá trình đổ mồ hôi thoát hơi nước ở các lỗ chân lông trên bề mặt da mồ hôi chứa nhiều muối sẽ tích tụ và gây sưng nề ở chân, cản trở việc di chuyển và đi lại của bạn.

Làm tê chân

Triệu chứng tê chân tay như bị kim chích thường xuất hiện lan từ các đầu ngón ở tứ chi lan dần tới toàn bộ vùng bàn, cổ tay, cánh tay và tương tự ở chi dưới. Theo các chuyên gia, tê chân do đi tất chật được xếp vào dạng tê chân sinh lý như khi bạn đứng, ngồi xổm hay vắt chân quá lâu mà không đổi tư thế, làm máu kém lưu thông và ứ đọng.

Hiện tượng này không quá nghiêm trọng, chỉ cần bạn đổi tư thế thoải mái hơn và xoa bóp chân một lát là cơn tê sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu cứ tiếp tục kéo dài tình trạng này, bạn có thể mắc chứng teo cơ, nguy hiểm hơn là dẫn tới liệt.

Gây nấm chân, tạo ra mùi hôi chân

Nấm da chân là một bệnh do nấm gây ra ở lớp sừng ngoài cùng. Bệnh tạo ra các nốt mẩn màu đỏ, có khi chảy máu ngứa và đau rát.  Người bệnh gãi hay xoa và chà xát các vùng da này sẽ khiến nấm lan sang khu vực đá bên cạnh, khiến ngón chân, mu bàn chân và thậm chí là lòng bàn chân cũng bị lây bệnh. Thông thường, ngâm chân quá lâu trong nước có thể gây ra hội chứng này. Hoặc tiếp xúc thường xuyên với môi trường thiếu vệ sinh, ẩm và bí như tất chật, giày chật thấm mồ hôi... cũng khiến bạn bị mắc bệnh.

Đặc biệt hơn, đồ chật sẽ không làm thoát mồ hôi tạo điều kiện ẩm ướt cho vi khuẩn nấm phát triển mạnh, làm bốc mùi khó chịu ở vùng chân của bạn.

Dị ứng, kích ứng da

Tất chật ôm sát, khi bị gấp nếp theo cử động của chân có thể để lại những vết lằn đỏ trên cơ thể. Đặc biệt, khi da bạn phải cọ xát thường xuyên với lớp vải tất, nguy cơ dị ứng hay kích ứng sẽ là rất cao, gây mẩn ngứađau rát, nhất là với người có làn da nhạy cảm.

Tốt hơn hết, để đảm bảo an toàn và giúp chân bạn "dễ thở", được thoải mái nhất có thể, bạn hãy chọn các đôi tất có kích cỡ vừa phải, không quá chật và không quá rộng, có tính đàn hồi. Đặc biệt, bạn cũng nên sử dụng tất làm từ cotton 100%, tránh loại làm từ sợi tổng hợp gây bí chân.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật