3 tháng cuối: Những thay đổi không ngờ ở cả mẹ và thai nhi

Giọng nói trầm hơn, mắt mờ, rốn lồi... là nhưng thay đổi không phải mẹ nào cũng biết trước trong 3 tháng cuối thai kỳ.

3 tháng cuối thai kỳ, những tưởng mẹ đã trải qua tất cả những trải nghiệm khi mang thai như ốm nghén mệt mỏi ngực to hơn, chuyển động của thai nhi…, tuy nhiên đó chưa phải là tất cả. Ở giai đoạn này còn rất nhiều những thay đổi khiến mẹ không ngờ tới.

Tĩnh mạch bị phồng lên

Giãn tĩnh mạchbệnh trĩ là những triệu chứng phổ biến trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân có rất nhiều, trong đó bao gồm cả việc trọng lượng cơ thể tăng lên gây áp lực đến tĩnh mạch ở 2 chân và tim làm chậm quá trình lưu thông máu hormone mang thai và quá trình tích nước của cơ thể cũng ảnh hưởng đến vấn đề giãn tĩnh mạch và khiến chúng bị sưng phồng.

Đau nhức vùng chậu

Khi tử cungxương chậu bắt đầu mở rộng để chuẩn bị cho việc sinh nở sẽ khiến dây chằng ở tử cung căng ra và quá trình này sẽ gây ra một số vấn đề như đau nhức vùng xương chậu.

Bà bầu 3 tháng cuối thường phải đối mặt với chứng đau nhức vùng chậu

Bà bầu 3 tháng cuối thường phải đối mặt với chứng đau nhức vùng chậu

Lồi rốn

Ngoài sự gia tăng về lượng máu, ngực lớn hơn, chân tay sưng to thì rốn của mẹ bầu cũng thay đổi đáng kể. Rất nhiều mẹ bầu nhận thấy hiện lượng rốn lồi do bụng bầu đã phát triển quá lớn, một số khác thì rốn sẽ căng rộng, không còn lõm sâu vào trong như trước nữa.

Những giấc mơ hãi hùng

Rất nhiều mẹ bầu chia sẻ ở quý 3 thai kỳ họ thường gặp ác mộng khi ngủ Đó có thể là giấc mơ sinh non thai chết lưu hay đi đẻ không thấy con. Đây là hiện tượng bình thường do thời điểm này bụng bầu lớn khiến mẹ bầu ngủ không ngon và thường có những giấc mơ lạ.

Thay đổi dáng đi

Từ tuần thứ 36 thai kỳ, nhiều mẹ bầu chuyển sang dáng đi lạch bạch hoặc thậm chí có người không đi lại được. Nguyên nhân là do ở những tuần thai này, em bé đã lọt xuống khung xương chậu khiến mẹ bầu khó khăn trong việc đi lại hơn.

Vụng về hơn

Một cái bụng lớn cộng với cơ thể tăng cân chóng mặt khiến mẹ bầu thường vụng về, dễ làm đổ vỡ đồ đạc hơn trước kia. Thậm chí tâm chí mẹ bầu cũng hay quên hơn do sự thay đổi hormone thai kỳ. Sau sinh nở, hiện tượng này sẽ biến mất.

Một cái bụng lớn cộng với cơ thể tăng cân chóng mặt khiến mẹ bầu thường vụng về, dễ làm đổ vỡ đồ đạc hơn trước kia

Một cái bụng lớn cộng với cơ thể tăng cân chóng mặt khiến mẹ bầu thường vụng về, dễ làm đổ vỡ đồ đạc hơn trước kia

Ngực tăng trưởng chóng mặt

Ở những tháng cuối thai kỳ 2 bên ngực của phụ nữ có thể tăng lên đến 0,8-1kg và còn có thể xuất hiện hiện tượng sữa non Thay đổi này là để chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình nuôi con bằng sữa mẹ sau khi bé chào đời.

Són tiểu

Khung xương chậu của mẹ đang phải rất vất vả để đỡ thai nhi vì vậy có thể sẽ xảy ra hiện tượng đi tiểu không kiểm soát. Trọng lượng của thai nhi và bọc ối đặt áp lực lên bàng quang khiến mẹ dễ bị són tiểu và không kiểm soát được hiện tượng này. Đây là tai nạn phổ biến trong thai kỳ.

Giọng nói thay đổi

 Phụ nữ mang thai không nên hốt hoảng khi nhận thấy sự thay đổi về âm lượng giọng nói của mình trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân do chất lỏng tăng lên cộng với những vết sưng nhẹ trong thanh quản khiến giọng nói mẹ bầu trầm hơn.

Giác mạc dày hơn

Không chỉ có bụng bầu lớn lên, nhãn cầu của mẹ bầu cũng thay đổi do quá trình tích nước của cơ thể khiến giác mạc dường như dày hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến mắt mẹ bầu mờ hơn trong thai kỳ. Dù vậy đây chỉ là hiện tượng tạm thời, sau sinh sẽ biến mất. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật