Top 5 hiểu lầm trầm trọng về chạy bộ mà bạn nên biết

Mọi người đều biết rằng chạy bộ thực sự có thể giúp cho cơ thể khỏe mạnh và giảm trọng lượng hiệu quả. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn còn hiểu chưa đúng về hình thức vận động này.

Dưới đây là 5 quan niệm sai lầm về chạy bộ mà rất nhiều người gặp phải:

1. Chạy bộ chỉ dành cho người gầy

Tất cả mọi người đều có thể chạy bộ, miễn là phù hợp sức khỏe Trọng lượng cơ thể không phải là yếu tố quyết định một người có được chạy bộ hay không. Một số đối tượng không nên chạy bộ bao gồm: Người bị bệnh tim người bị vách ngăn tim người bị bệnh tiểu đường người bị suy gan nặng...

2. Tập động tác kéo giãn cơ thể trước khi chạy

Đây không phải là cách khởi động có lợi cho bạn trước khi chạy vì nó có thể làm cho cơ bắp của bạn bị căng và bạn sẽ chạy chậm hơn. Thay vào đó, tập trung vào việc oxy cho cơ bắp của bạn và làm ấm chúng lên đúng theo nghĩa đen. Khi cơ bắp được làm ấm, chúng sẽ linh hoạt hơn và bạn có thể nới lỏng các cơ, mô mềm tới 20%. Chạy ngay khi cơ bắp vẫn lạnh sẽ có nguy cơ chấn thương cao.

Bắt đầu bằng cách đi bộ và chạy nước kiệu: đung đưa cánh tay của bạn, nhún vai và từ từ nâng cao nhịp tim của bạn trong khoảng 10 phút trước khi bạn chạy sẽ là cách hiệu quả nhất.

3. Chạy ảnh hưởng đến sức khỏe đầu gối của bạn

Chạy là một trong những hoạt động tốt nhất cho sức khỏe của bạn và không có bất kì nghiên cứu cho thấy việc chạy thể dục làm tổn thương các khớp. Ngược lại, chạy bộ còn có thể bảo vệ đầu gối của bạn. Một nghiên cứu của Đại học Stanford, cũng công bố năm ngoái, về việc theo dõi những người tham gia bộ môn chạy bộ ở tuổi 50 và 60 trong hơn 20 năm. Khi bắt đầu nghiên cứu, khoảng 7% người chạy bị đau đầu gối. Hai mươi năm sau, đầu gối của họ đã được cải thiện. 0% số người chạy với đầu gối đau so với 32% trong nhóm có sự kiểm soát, bắt đầu nghiên cứu với tình trạng đầu gối khỏe mạnh.

4. Chạy chân đất là tốt nhất

Không hoàn toàn vậy: Một số người cho rằng, chạy chân trần sẽ có xu hướng tác động tốt tới gan bàn chân, đồng thời tránh được những kích thích có hại cho hệ xương. Nhưng ở những người chạy với giày thì lại có xu hướng tác động tới gót chân và gửi những tín hiệu đau nhức đi toàn cơ thể. Tuy nhiên, thực tế, đôi khi, việc chạy với đôi chân trần lại có thể gây chấn thương nhiều hơn bạn nghĩ và dẫn đến có hại nhiều hơn có lợi. Hơn nữa, hình thức chạy chân trần hay đi giầy còn phụ thuộc địa hình bạn chạy.

5. Chạy bộ 20 phút/ngày không có tác dụng gì

Thời gian chạy có thể phụ thuộc điều kiện sức khỏe của bạn. Nếu mới chạy, bạn có thể chạy trong thời gian ngắn và tăng dần lên. Và nếu chạy 20 phút/ngày thì cũng còn tốt hơn không chạy phút nào. Chạy bộ cũng giống như các hình thức vận động khác, nó nhanh chóng giúp cơ bắp của bạn quen với các hoạt động, và chỉ sau 5-10 phút, hiệu quả đốt cháy chất béo được lưu trữ sẽ có tác dụng.

Vì vậy, tùy thuộc địa hình mà bạn có thể chọn cho mình hình thức chạy chân trần hay đi giày để tốt nhất cho sức khỏe

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật