6 tác dụng phụ của quả mận khô có thể bạn chưa biết

Quả mận khô dùng để chữa bệnh táo bón nhưng tiềm ẩn trong đó là nguy cơ ung thư cũng như rủi ro bị tiêu chảy, đầy hơi...

Khi nghĩ đến mận, chúng ta nghĩ ngay đến tác dụng nhuận tràng. Nước mận ép dùng để trị chứng táo bóntrẻ sơ sinh trẻ em cũng như người lớn. 

Ngoài tác dụng nhuận tràng cũng như một số công dụng khác, trái mận thường được sấy khô với đường để dùng lâu dài. Tuy nhiên, cũng như bao thực phẩm khác quả mận khô cũng gây một số tác dụng phụ nếu không sử dụng đúng cách.

1. Acrylamide

Quả mận chứa hàm lượng acrylamide lớn, một chất được coi là có khả năng gây ung thư và đầu độc hệ thần kinh Acrylamide chỉ xuất hiện khi ở nhiệt độ 100oC. Mận khô tuy không được sấy ở dải nhiệt độ này nhưng vẫn được xếp vào nhóm thực phẩm chứa hàm lượng acrylamide cao.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO), hàm lượng acrylamide cần thiết để gây ngộ độc thần kinh ít nhất phải gấp 500 lần so với chế độ ăn thông thường. Điều này có nghĩa là việc ăn mận tương đối an toàn. Tuy nhiên, các chất gây ung thư mới là điều đáng quan tâm bởi trong thực phẩm này chứa rất nhiều chất gây ung thư khi thực hiện thí nghiệm với động vật trong phòng lab.

2. Tiêu chảy

Không dung nạp fructose là triệu trứng phổ biến ở nhiều đối tượng. Mận khô chứa nhiều đường nên dễ gây tình trạng bệnh lý nói trên. Ngay cả những người không gặp vấn đề với fructose cũng có thể bị tiêu chảy do nó chứa thuốc nhuận tràng tự nhiên có tên sorbitol. 

3. Hàm lượng calo cao

Trong 100g mận khô chứa đến 240.000 calo Chúng ta thường sử dụng các thực phẩm mang lại quá nhiều năng lượng nhưng có lẽ không ai nghĩ nó có thể đến từ các loại quả Và hiển nhiên, lượng calo này khó có thể được đốt cháy trong một ngày làm việc. Calo thừa sẽ được chuyển hóa thành chất béo. Nếu đang trong quá trình giảm cân hãy cẩn thận với loại quả này.

4. Đầy hơi

Mận khô chứa các carbohydrate phức cũng như đường, là những hợp chất khó chuyển hóa. Vì thế, khi đường đến đại tràng các vi khuẩn bắt đầu tấn công các carbohydrate không thể tiêu hóa Những vi khuẩn này gây tình trạng ợ khí, đầy hơi. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng các loại men tiêu hóa để ngăn ngừa tình trạng này.

5. Tăng đường huyết

Mận khô gây tăng đường huyết do thành phần đường khá lớn bên trong

Mận khô gây tăng đường huyết do thành phần đường khá lớn bên trong 

Mận khô chứa hàm lượng đường tự nhiên cao nên nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng tăng nồng độ đường huyết. Tuy nhiên, so về lượng đường thì vẫn ít hơn một vài loại hoa quả khác như chuối dưa hấu táo…

6. Dễ bị phụ thuộc

Người ta dùng mận khô chủ yếu với mục đích nhuận tràng, nhưng những người thường xuyên bị táo bón không nên quá phụ thuộc vào thực phẩm này. Một số triệu chứng khi bị phụ thuộc thuốc nhuận tràng là:

Táo bón

Tăng cân

Giữ nước

Vậy ăn bao nhiêu mận là đủ?

Theo các nhà khoa học, mức hợp lý nhất theo đúng chuẩn dinh dưỡng dao động trong khoảng 3-4 quả/ngày.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật