Cách dùng tía tô chữa cảm cúm bạn đã biết hay chưa?

Công dụng của tía tô được biết đến như một vị thuốc quý cho sức khoẻ giúp chữa cảm cúm, sốt khi mang thai, dị ứng, mẩn ngứa, trị mụn cóc, dương vật bị lở, trị táo bón...

Đông y cho rằng tía tô có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Lá có tác dụng làm ra mồ hôi lợi tiêu hóa trừ cảm lạnh Thân cành lợi tiêu hóa. Hạt trừ hen, trị ho, làm long đàm. Dưới đây là một số cách sử dụng tía tô trong trị một số bệnh chứng.

Chữa cảm các loại:

1. Cảm lạnh

Lá tía tô tươi một nắm, xắt nhỏ ăn với cháo nóng.

2. Cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực; nôn đầy

Dùng 20g lá tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, quấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá xắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi

3. Cảm mưa ướt gió lạnh, nóng rét, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi, nôn đầy

Dùng lá tía tô 15g, vỏ quít cũ, củ gấu (hương phụ), gừng sống, hành trắng cả cây đều 10g xắt uống lúc thuốc còn nóng.

4. Cháo giải cảm 

Lá tía tô xắt nhỏ 10g, hành sống giã nhỏ 5g gừng tươi giã nhỏ ba lát, gạo tẻ 30g, muối vừa đủ. Nấu cháo nhừ, cho tía tô, hành, gừng, muối khuấy đều, ăn khi còn nóng. Ra mồ hôi sẽ nhẹ người.

5. Cảm cúm gai rét không ra mồ hôi

Tía tô, lá chanh bạc hà lá sả, mỗi thứ một nắm nấu nước xông.

6. Cảm cúm có ho và nhức đầu

Tía tô, kinh giới, lá lốt: một nắm, củ ném 50 củ, nghệ tươi, gừng tươi: 3 lát. Đổ 3 chén nước đun sôi kỹ, xông cho ra mồ hôi rồi uống thêm một chén nước nóng.

7. Cảm cúm bốn mùa

Tía tô, kinh giới 20g sắn dây bạc hà: 10g, nghệ, gừng: 8g và sài hồ 15g. Trừ gừng là dùng tươi, còn lại đều khô. Đổ 3 chén nước sắc còn 1 chén uống khi nóng, uống xong đắp chăn nằm cho ra mồ hôi.

8. Cảm sốt khi mang thai

Đang có mang thai mà cảm sốt, không nền dùng kháng sinh tốt nhất là dùng tía tô kinh giới, mỗi thứ 1 nắm, đổ 2 chén sắc còn 1 chén để nguội uống, tiếp đó ăn 1 chén cháo nóng có đập 1 quả trứng gà lấy lòng đỏ quậy đều.

Trị ngộ độc cua, cá, dị ứng, nổi mẩn ngứa:

1. Mẩn ngứa, dị ứng

Giã lá tía tô vắt lấy nước cho uống, bã thì xát vào chỗ ngứa.

Lá tía tô 10g, gừng tươi 10g cam thảo 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày khi thuốc đang nóng; hoặc lá tía tô khô 10g, sắc uống nóng.

2. Tức ngực muốn mửa

Nhai sống một nắm lá tía tô với vài lát gừng.

3. Trị sưng vú

Lá tía tô giã nát đắp lên vú, lại lấy một nắm nửa sắc uống.

4. Trị đau bụng động thai

Cành và lá tía tô sắc đặc uống dần.

5. Có thai gần sinh bị phù thũng toàn thân

Vỏ gừng tươi 40g, lá và cành tía tô 80g. Đổ 3 chén nước đun sôi kỹ (khi đun nhớ đậy nắp kín), xông cho ra mồ hôi và và uống thêm 1 chén nước nóng, bài thuốc này vừa có tác dụng an thai.

6. An thai

Cành tía tô sắc uống thường xuyên có tác dụng an thai chữa hen suyễnngười già ho đàm mạn tính: dùng hạt tía tô và hạt cải bẹ, mỗi thứ 10g, tán bột, uống hàng ngày với nước sắc lá táo chua và dây tơ hồng sao, làm thang.

7. Chữa mụn cóc

Dùng lá tía tô tươi vò xát vào, ngày 4 - 5 lần, xát liên tục mụn sẽ khô hết ngứa rồi bị rụng.

8. Trị chứng dương vật bị lở

Nếu trẻ nhỏ bị chứng lở dương vật nước mủ chảy ra thì phải lập tức lấy 1 nắm lá tía tô rửa bằng nước muối rồi giã nát đắp rịt vào chỗ đau rất hiệu nghiệm.

9. Trị chứng đầy bụng bí tiểu

Nếu như bị chứng tiểu tiện không thông, bụng dưới đầy trướng thì lấy khoảng 2kg cả cây (cành, lá, hoa, hạt) cho vào nấu sôi, xông vào phần bụng dưới thấy nguội thì đổ thêm nước sôi, sau đó dùng vải bọc muối rang nóng chườm vào những chỗ trướng cứng và rốn thì sẽ thông tiểu ngay, đầy trướng cũng xẹp dần xuống.

10. Trị chứng táo bón

Người cao tuổi và người suy yếu mà bị chứng táo bón thì lấy hạt tía tô và hạt hẹ, mỗi thứ khoảng 15g, cho cả hai thứ vào giã nhỏ, chế thêm vào 1 bát nước, khuấy đều lên rồi chắt lọc lấy nước cốt nấu cháo ăn rất công hiệu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật