Dứa xanh có công dụng chống xơ vữa động mạch như thế nào?

Ngoài khả năng tiêu mỡ máu, chống xơ vữa động mạch, dứa xanh còn có tác dụng có thể phòng ngừa được các bệnh u bướu về gan, mật và đường tiêu hóa.

Tên khoa học của loại thực phẩm này là Ananar sativa – gọi là một quả nhưng thực chất là gồm nhiều quả nhỏ (mỗi quả là một mắt) kết hợp lại. Thông thường, dứa xanh vừa có thể ăn tươi hoặc nấu chín đều được.

Công dụng

Kích thích tiêu hóa tăng tiết  dịch tuyến nước bọt dịch vị dịch mật và dịch ruột, tiêu mỡ máu chống xơ  vữa động mạch Có khả năng giúp hấp thu tốt các chất dinh dưỡng do có chưa nhiều chất bromelin, là loại men thủy phân protit và lipit.

Nhờ đó nó có thể chống được rối loạn tiêu hóakhó tiêu trong dạ dày ruột. TPCN  Dứa xanh giúp làm  ức chế các quá trình viêm tấy, giảm phù nề và tụ huyết, tiêu tan các mô chết khiến vết thương mau lành.

Mặt khác,  dứa xanh cung cấp cho cơ thể nhiều tố chất dinh dưỡng quý như các vitamine B1, B2, C, PP…các axit hữu cơ và vi lượng carotene. Dùng lâu loại thực phẩm này có thể phòng ngừa được các bệnh u bướu về gan mật và đường tiêu hóa.

Liều dùng TPCN

Người lớn, ngày 1/4 – 1/3 quả chia thành 2 lần dùng sau khi ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ. Đặc biệt, khuyến cáo những người dùng không nên ăn lúc đói vì dứa xanh có chứa lượng axit axeticaxit lactic cao làm ảnh hưởng không tốt đên niêm mạc dạ dày

Liều trình cho người dùng từ 3-4 ngày + 5-10 liệu trình/năm.

Ngoài công dụng hữu ích khi sử dụng dưa xanh tươi thì dùng chín có thể kết hợp được với rất nhiều loại TPCN khác mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe như: kết hợp với mề của các loại gia cầm, xào với đu đủ xanh

Trong đó,dứa xanh – đu đủ xanh là bài thuốc TPCN liên hoàn quý, nhưng khi dùng cần phải được theo dõi chặt chẽ. Bởi, một số người rất dễ bị dị ứng viêm da mẩn ngữa khi dùng dứa xanh do một độc tố gốc axit ở long gai mắt dứa tiết ra.

Vì thế, khi ăn cần loại bỏ sạch các mặt dứa thật cẩn thẩn. Khuyến cáo cho những người bị bệnh viêm dạ dày tá tràng hành tá tràng không nên dùng dứa xanh. Hay những người tinh trùng yếu cũng nên tránh không sử dụng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật