Làm sao để giữ ngon thực phẩm ngày Tết? Hãy tìm hiểu thêm

Vào dịp Tết, bạn không thể lơ là việc ăn uống, nhất là việc bảo quản thực phẩm trong Tết, những ngày nghỉ chợ. Vì nếu không, khả năng vừa ăn Tết vừa chạy bệnh sẽ làm cho bạn bị mất vui trong mấy ngày Tết.

Để giữ thực phẩm ngày Tết thật ngon, bạn hãy tham khảo những kinh nghiêm hay này:

1. Cách bảo quản thực phẩm

Bảo quản thực phẩm khô: Tôm khô, cá khô, bò khô, lạp xưởng và các loại khác như bún khô, mì gói, bún tàu…Loại nào cần dùng ngay cần để ra ngoài và tận dụng chúng để chế biến các món ăn Ngoài ra, để bảo quản lạp xưởng, dùng hũ thủy tinh đặt vào tô rượu trắng và xếp lạp xưởng vào hũ. Đậy kín nắp hũ và để nơi khô mát, có thể bảo quản lạp xưởng từ 3 đến 4 tháng. 

Tốt nhất là ăn lạp xưởng trong vòng một tháng. Tôm khô, bò kho có thể bảo quản trong hộp dành để ăn dần. Đồ biển khô như cá, mực muốn không bị nấm mốc bạn hãy lột tỏi để cho vào đáy hũ thủy tinh sau đó xếp thực phẩm lên trên. Đậy kín nắp hũ để bảo quản thực phẩm trong thời gian lâu hơn. 

Bảo quản thực phẩm tươi: Nên dùng ngay các loại trái cây tránh để quá lâu. Cần làm sạch các loại rau cần làm sạch, để ráo nước sau đó gói vào giấy sạch và bào quản vào ngăn chứa rau của tủ lạnh. Bạn có thể chế biến trái cây theo hình thức cocktail để tiếp đãi khách đến nhờ cho lạ miệng lại bổ dưỡng.

Bảo quản đồ hộp: Cần xem kỹ thời hạn sử dụng của thực phẩm để ăn những thứ có thời hạn ngắn nhất. Tốt nhất nên mua trong giới hạn mấy ngày Tết, vì thực phẩm dù ngon và đắt tiền đến đâu nếu để lâu quá cũng mất ngon và chất dinh dưỡng

Tránh sử dụng đóng hộp hoặc có thói quen giữ lại phần thực phẩm còn thừa vào tủ lạnh, điều này dễ gâ ẩm mốc do sự cố mất điện khi nhiệt độ tủ thay đổi. Ngoài ra, nên chọ thực phẩm vào các chén đĩa khác, tránh sử dụng trực tiếp trên hộp vì khi vận chuyển hộp có khuynh hướng bị ảnh hưởng bởi những tác nhân của môi trường xung quanh. 

Bảo quản thực phẩm đã chế biến: Các loại như chả lụa, nem chua, thịt nguội… không mua nhiều và để dành quá lâu. Thay vào đó, cần dùng làm món để đãi khách và chế biến món ăn trong gia đình trong mấy ngày Tết. Giò tươi phải khô, mềm, ở chỗ cắt có mọng nước, chắc và không có vết xám xanh. 

Bánh chưng, bánh tét là món đặc trưng trong dịp Tết được gói kín trong nhiều lớp lá và nấu trong nhiều giờ nên sự diệt khuẩn phía trong của bánh gần như hoàn toàn. Bánh chỉ bị hư khi nhiễm nấm mốc vi khuẩn từ bên ngoài, nhất là nấm mốc. Vì vậy, nếu phát hiện nấm mốc bên ngoài lá và lan đến phần bánh phải bỏ gnay. Bánh để lâu hơn 7 ngày, tuy còn nguyên vẹn và không có dấu hiệu gì hư hỏng vẫn nên hấp lại hoặc chiên trước khi ăn. 

2. Cách chế biến

Để giữ được chất dinh dưỡng và mùi vị khi chế biến, bạn cần chọn giải pháp nấu đúng cách tùy theo từng loại thực phẩm như sau: 

Thực phẩm cần được nấu chín kỹ như hầm xương hoặc thịt gia cầm, cần chọn lượng nước vừa đủ để nấu chín thực phẩm để tránh làm tiêu hao chất dinh dưỡng của thực phẩm. 

Thực phẩm có chứa tinh bột như nui, mì… cần bảo đảm độ chín và chất lượng của thực phẩm khi cần nấu chín.

 Rau xanh có thể trụng sơ qua trong nước sôi cho thêm chút muối để rau giữ được độ giòn. Nên giữ củ, quả còn nguyên vỏ đã rửa sạch khi luộc để hạn chế lượng vitamin bị thất thoát. 

Các món nướng, quay tránh để bị cháy khét khi chế biến, vì khi bị đốt cháy món ăn sẽ gây bất lợi cho sức khoẻ  

 Khi chiên, xào trứng, rau cải…nên sử dụng ít dầu mỡ. Một số món ăn khác chế biến bằng cánh chiên ngập dầu nhưng cần hạn chế vì hấp thu nhiều lipít, vì thế hãy chọn loại dầu có thể chịu đựng ở nhiệt độ cao như dầu hướng dương, dầu ô liu. 

Các món trộn, sốt…sẽ kích thích vị giác, hương thơm của thực phẩm khi hòa tan trong dầu tạo cảm giác ngon miệng hơn. 

Nói chung, chưng, hấp là cách tốt nhất để chế biến thực phẩm. Nó giúp giữ lại toàn bộ các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước. Đây là cách chế biến có thể áp dụng cho hầu hết các loại thực phẩm. 

3. Những thực phẩm khác nhau

Một số thực phẩm khi kết hợp có khuynh hướng gây bất lợi cho cơ thể. Để đề phòng, bạn có thể chú ý những nhóm thực phẩm dễ bị ăn nhầm lẫn trong những ngày Tết. 

Đậu hũ và mật ong: Do đậu hũ chứa nhiều thạch cao nên khi ăn kết hợp với mật ong vốn chứa nhiều đường dễ dẫn đến tìnht rạng bị vón cục và đông cứng trong bao tử, gây khó thở rất nguy hiểm. 

Bông cải và sữa bò: sữa bò chứa nhiều canxi khi kết hợp với bông cải sẽ tác động không tốt đến việc hấp thụ canxi trong cơ thể. 

Củ cải và cà rốt: cà rốt sẽ làm mất tác dụng của vitamin C của củ cải vì nó có tác dụng chống lại tình trạng hoại huyết. Nó đồng thời giảm giá trị dinh dưỡng khi được kết hợp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật