Những loại rau ăn lá chính sát thủ gây ung thư hàng đầu?

Sáng nay, có chút thời gian rảnh nên ngồi lướt facebook và đọc được thông tin này nên lên đây chia sẻ với các mẹ nè.

Trước giờ rau củ luôn là thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên bổ sung hàng ngày vào khẩu phần ăn vì nó chứa nhiều chất xơ cùng nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Không những vậy chất xơ còn tác dụng làm giảm nguy cơ đối với ung thư đại tràng thông qua các vi khuẩn có lợi tại ruột tạo ra các chất ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và giúp tăng bài xuất các chất có khả năng gây ung thư ra khỏi cơ thể.

Đồng thời người ta còn thấy tác dụng của chất xơ đối với giảm nguy cơ ung thư vú do làm giảm lượng estrogen trong máu. 

Chất xơ còn tác dụng làm giảm nguy cơ đối với ung thư đại tràng thông qua các vi khuẩn có lợi

Chất xơ còn tác dụng làm giảm nguy cơ đối với ung thư đại tràng thông qua các vi khuẩn có lợi

Không những vậy chất xơ còn góp phần vào việc làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch đột quỵ đái tháo đườn. Chúng còn giúp hạ cholesterol giảm huyết áp hạ đường huyếtinsulin cũng như có khả năng giảm chứng viêm

Rau củ nói chung tốt cho sức khỏe là đều không có gì phải thắc mắc rồi nhưng một bài viết trên facebook từ một nhà báo lấy nguồn từ một tải khoản khác có tên Việt Nguyễn Lê cho rằng: “Các loại rau ăn lá như cái xanh, cải ngọt rau cần rau muống xà lách... là tác nhân gây ung thư hàng đầu.”

Khi đọc được thông tin này em cảm thấy hoang mang các mẹ ạ. Trước giờ em cứ nghĩ rau xanh sẽ là loại thực phẩm an toàn vậy mà… Theo lý giải của người viết có 2 lý do cụ thể sau:

1. Dư lượng đạm nitrat NO3 luôn vượt ngưỡng

Từ lâu đời, tập quán canh tác các loại rau này là tưới Urê, càng tưới càng tốt lá, mởn lá, đẹp lá, bóng lá, nặng ký, nặng suất tăng rất cao.

Vì vậy, trong đất luôn tồn dư lượng đạm amon, và vi khuẩn chuyển hoá amon thành nitrat hoạt động mạnh. Cây lại rất thích hấp thụ đạm nitrat, nó hấp thụ đạm nitrat mạnh hơn đạm amon, và kể cả khi dư nitrat trong cây vẫn không gây ngộ độc cho cây.

Tôi đã thí nghiệm nhiều lần, nhiều loại cây, khi phun Nh4 thì lá cây không sáng bóng lấp lánh, nhưng khi phun dạng nitrat thì lá lấm lánh và rất mởn, càng phun liều cao lá càng mơn mởn. Nitrat trong cơ thể người chuyển hoá thành nitric, tác nhân gây ung thư.

2. Nitro benzen, có đầy trong rau

Những người đã học qua hóa học lớp 12 đều biết được rằng benzen và các hợp chất của nó là chất gây ung thư.

Cách đây vài năm, hàng loạt báo mạng, báo tuổi trẻ đưa tin rầm rộ, cũng như nhiều học giả nổi tiếng lên tiếng phản đối các loại BOM. Từ BOOM FLOWER, cho đến hàng loạt bom bi, bom tấn, siêu bom, super bom, new bom, pro bom... quá trời bom... rằng nông dân đang tắm chất cực độc nitrobenzen, đang gây ung thư...

Nhưng rồi đâu lại cũng vào đấy, báo la mãi cũng chán nên đi đăng hot girl cho nó hot báo, bổ mặc nitrobenzen.”

Theo như tác giả bài viết này nói thì 2 tác nhân trên chính là lý do khiến rau ăn lá gây ung thư. Ngoài ra, hậu quả của nó còn làm sức đề kháng và hệ miễn dịch người suy giảm, vi khuẩn trở nên nguy hiểm hơn được đưa vào cơ thể người khi ăn rau.

Benzen và các hợp chất của nó là chất gây ung thư

Benzen và các hợp chất của nó là chất gây ung thư

Ngoài dư lượng đạm nitrat NO3 thuốc kích thích tăng trưởng thì thuốc viên _ loại thuốc phút giúp tăng trọng siêu nhanh mà phải phun trước khi thu hoạch liều rất cao để cần kg bán và phun thường kỳ trong canh tác cho nó vọt. Tiếp đến còn có hoocmon mang tên GA3.

Tác giả nói thêm rằng “Trong cơ thể thực vật luôn dư lượng N, và lạm dụng GA3, nên vi khuẩn rất khoái. Buộc lòng, bất kỳ người trồng rau nào cũng phải phun thuốc kháng sinh định kỳ từ 3 - 7 ngày một lần.

Kháng sinh dùng trong nông nghiệp phổ biến là streptomycin và các biến thể của nó, dòng cao nhất hiện nay là ningzamycin.

Nguyên tắc của điều trị là vi khuẩn đang dùng kháng sinh cấp thấp thì không thể dùng kháng sinh cấp cao, và ngược lại, đã dùng loại cấp cao thì không thể dùng lại cấp thấp. Thế nhưng họ đổi thuốc liên tục mà không biết cách đổi.

Vì vậy vi khuẩn đã lờn với streptomycin, khi ăn rau sống vào người thì nó lờn thuốc luôn cả với người.”

Cuối bài viết tác giả còn tóm lại một câu thế này “thông qua phân tích này, tôi kiến nghị bộ y tế lên tiếng phản đối việc dùng kháng sinh của thú y, người là streptomycin để trị bệnh cháy lá vi khuẩn trên thực vật.”

Thật sự em không biết sự thật có như tác giả nói hay không, nhưng một điều mà em biết rằng cái gọi là thuốc kích thích tăng trưởng thì có các mẹ ạ.

Nhất là những hộ gia đình trồng rau nhỏ lẻ. Hồi còn ở quê, mẹ em thường tráng mua những loại rau cũ thường bị phun nhiều chất tăng trưởng như: Rau cải rau muống mồng tơi…

Trong một bài báo khác em nhớ có một thông tin như thế này “ông Vương Trường Giang, Phó giám đốc TT Kiểm định thuốc bảo vệ thực vật phía Bắc cho hay: Mặc dù nước ta có lợi thế về chủng loại nông sản nhưng từ lâu nay những sản phẩm này không thể xuất khẩu sang Châu Âu hoặc có xuất đi cũng bị trả lại, do nước bạn phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn quá cao. Thói quen sản xuất nhỏ lẻ, sử dụng hoá chất bừa bãi, cốt rút ngắn thời gian, tăng cao sản lượng đã khiến nước ta mất đi cơ hội phát triển kinh tế.”

Đứng dưới góc độ người tiêu dùng em cảm thấy lo lắng thật sự các chị ạ, mặc dù thông tin này không phải đăng tải trên báo chí nhưng vẫn có những yêu tố thuyết phục. Các mẹ thấy sao về thông tin này?

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật