Dạ dày nhím - những bài thuốc hay trị bệnh hiệu quả

Theo y học cổ truyền dạ dày nhím có vị đắng ngọt, tính bình; vào hai kinh vị và đại tràng. Có tác dụng lương huyết (mát máu), giải độc, làm hết đau, trị lậu ra huyết.

Nhím sống hoang ở miền núi nước ta nhưng hiện nay tại nhiều địa phương đã nuôi nhím để phát triển kinh tế và sử dụng làm thuốc trong Đông y. Nhím cũng có nhiều tên như dím, hào chư, cao chư, sơn chư hay loan chứ, tên khoa học là Hystrix hodgsoni thuộc họ Nhím (Hystricidae) Trong y học cổ truyền thường sử dụng dạ dày nhím để làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày gọi với tên thuốc là hào trư đỗ.

Theo y học cổ truyền dạ dày nhím có vị đắng ngọt, tính bình; vào hai kinh vị và đại tràng Có tác dụng lương huyết (mát máu), giải độc, làm hết đau trị lậu ra huyết. Dùng chữa những trường hợp trĩ lòi dom chảu máu, đi mộng tinh nôn mửa lỵ ra máu,…

Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian

- Hỗ trợ trị chứng đau dạ dày: dạ dày nhím để nguyên cả thức ăn có trong (được nhím rừng là tốt nhất) phơi rồi sấy khô, thái nhỏ sao chín tán bột, mỗi lần uống 10g với nước cơm vào lúc đói bụng Có thể lấy bột dạ dày nhím trộn với mật ong và bột nghệ với lượng bằng nhau uống càng tốt, cần uống vào lúc trước khi ăn.

- Hỗ trợ điều trị lòi dom chảu máu: dạ dày nhím cắt nhỏ, sao cho phồng lên rồi tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 - 4g với nước sắc hoa hòe Cần kiêng những thứ cay nóng, như: Ớt, hồ tiêu, gừng tỏi hành rượu không dùng chè đặc, cà phê hút thuốc lá,… Cần ăn những thứ nhuận tràng như chuối tiêu đu đủ rau lang rau đay, rau mồng tơi…

- Chữa ngộ độc nhẹ: Dạ dày nhím 1 cái sấy khô, tán bột gạo nếp cẩm 100g rang vàng tán bột, sau trộn đều 2 thứ bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g.

- Chữa thủy thũng: Đốt tồn tính dạ dày nhím, tán bột, mỗi lần uống 8g hòa với rượu mỗi lần uống 8g hòa với rượu mà uống.

Tuy nhiên, khi áp dụng những bài thuốc trên cần phải có ý kiến của lương y có uy tín để phù hợp từng cơ địa từng thể bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật