Long đởm thảo trị viêm gan - đừng bỏ qua những bài thuốc hay sau đây

Long đởm thảo là thân rễ phơi khô của cây long đởm (Gentiana scabra Bunge.). Thành phần chính của long đởm thảo là gentiopicrin; ngoài ra, còn có gentisin, gentioflavin, scabrosid,...

Vị đắng, tính hàn; vào các kinh can, đởm và bàng quang Long đởm thảo có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp (thanh nhiệt và lợi thấp ở gan mật rất tốt). Trị chứng hoàng đởm bạch đới thấp chẩn, can hỏa sườn đau đau đầu sốt cao co giật miệng đắng mắt đỏ, tai điếc... Liều dùng: 8g đến 12g.

Long đởm được dùng làm thuốc trong các  trường hợp:

Tả gan, giáng hỏa:

Bài 1: Long đởm tả can: long đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 12g trạch tả 12g, mộc thông 12g xa tiền tử 12g, đương quy 12g sài hồ 8g cam thảo 4g, sinh địa 16g. Sắc uống. Trị các chứng thực hỏa ở gan mật, mắt đỏ sưng đau miệng đắng, tai ù, sườn đau, gân mỏi; sốt cao không hạ gây co quắp, sợ gió; viêm thận viêm vùng hố chậu viêm bàng quang cấp viêm túi mật cấp và các chứng có thấp nhiệt ở gan mật.

Bài 2: Hoàn lương kinh: long đởm thảo 12g, phòng phong 12g thanh đại 12g câu đằng 8g hoàng liên 16g, ngưu hoàng 4g, băng phiến 4g, xạ hương 4g. Nghiền các vị thành bột mịn, hoàn hồ bằng hạt gạo nếp Mỗi lần uống 5-10 hoàn, uống với nước sắc ngân hoa. Trị chứng sốt cao co quắp.

Lợi thấp, thoái hoàng, trị viêm gan hoàng đản do thấp nhiệt.

Bài 1: long đởm thảo 16g, nhân trần 16g uất kim 8g hoàng bá 8g. Sắc uống.

Bài 2: long đởm thảo 16g, bồ bồ 40g cam thảo 4g. Sắc uống.

Trị đau dạ dày ăn uống khó tiêu đầy bụng:

Bài 1: long đởm 0,5g; hoàng bá 0,5g; sinh khương 0,3g; quế  chi 0,3g; hồi hương 0,3g; kê nội kim 0,5g; sơn tra (sao cháy) 1g. Tán bột, trộn đều, chia uống 3 lần trong ngày

Bài 2: long đởm 2g đại hoàng 1g, hoàng bá 1g. Sắc, chia 3 lần uống, uống trước khi ăn khoảng 15 phút

Chữa sốt ho khó thở: long đởm thảo 2-3g, hãm, thêm ít bột hồ tiêu, cho uống.

Kiêng kỵ: Người tỳ hư dạ dày yếu tiêu chảy không có thực hỏa, âm hư phát sốt kiêng dùng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật