Thuốc Đông y có thể gây tai biến nhất định bạn phải biết

Liên tục trong thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc, tai biến thuốc đông y vì người dùng thiếu hiểu biết, sử dụng tùy tiện. Không kể đến nhiều loại thuốc đông y rởm, nguồn gốc không rõ ràng, ngay cả nhiều loại vốn quen thuộc và được sử dụng nhiều vẫn có thể gây ra hậu quả đáng tiếc nếu không sử dụng đúng cách.

Khổ vì thầy lang và “người quen”

Đầu tháng 5 vừa qua, BV. Nhi đồng 1 có tiếp nhận trường hợp bé trai T.K.N 40 ngày tuổi nhà ở Tân Phú TP.HCM nhập viện trong tình trạng suy hô hấp với thở nhanh, thở rít và rối loạn tri giác với lừ đừ. Cách đó 2 giờ, người nhà mang bé đi tẩy lông ở nhà người quen bằng cách lấy hỗn hợp thuốc lào và trầu cau chà lên lưng bé. Sau khoảng 30 phút thì bé có tình trạng gồng người, li bì và khó thở nên bé được đưa vào BV. Nhi đồng 1. Qua thăm khám, xác minh nhiều khả năng bé bị ngộ độc với nicotin có trong thuốc lào. Sau 4 giờ xử trí với thở oxy, rửa vùng da tại chỗ tiếp xúc với độc chất và điều trị nâng đỡ bé đã hồi phục dần với tình trạng tỉnh táo, hết khó thở

Chị NG.T.L (quê Diễn Châu, Nghệ An) bị trĩ nặng và “nghe đồn” bà lang cùng huyện có bài thuốc chữa trĩ rất hiệu nghiệm. Tìm tới chữa, chị được cho thuốc vừa đắp, vừa uống. Nhưng chỉ hai tuần sau, chị bị mệt lử người, suy kiệt và lở loét hết vùng đắp thuốc. Diễn tiến bệnh quá nhanh, người nhà phải đưa chị nhập BV huyện rồi chuyển lên tuyến trên. Khi nhập viện, chị đã rơi vào tình trạng suy đa tạng, sốt cao, sốc, toàn bộ tầng sinh môn âm đạo đều bị loét hoại tử Phải hơn một tháng sau, chị mới được phẫu thuật cắt lọc toàn bộ vùng da hoại tử ở tầng sinh môn, hậu môn của chị.

Trước đó, các cơ sở y tế tại TP.HCM và cả nước đã từng tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ bị biến chứng nặng do dùng thuốc nam chữa bệnh, trong đó, có những ca không thể cứu chữa được. Các tai biến thường gặp liên quan đến bỏng, rắn cắn gãy xương viêm da thậm chí là động kinh, tâm thần…

Theo các chuyên gia y tế, khi nói đến vấn đề sử dụng thuốc YHCT, người ta thường đề cao tính an toàn của phương pháp trị bệnh này. Tuy nhiên, sự an toàn khi sử dụng thuốc YHCT không phải là hoàn toàn tuyệt đối. Chính vì thế, có khá nhiều trường hợp gặp phài biến chứng đáng tiếc khi sử dụng thuốc YHCT. Những biến chứng này có thể đến tức thời hoặc xuất hiện sau một thời gian sử dụng. Đã có những ghi nhận về những trường hợp tử vong do dùng thuốc YHCT.

Nhiều yếu tố dẫn đến “tác dụng phụ” của Đông dược

Có rất nhiều nguyên nhân chi phối sự an toàn của thuốc YHCT. Các sách y học cổ xưa cũng đã xác định các dược liệu có độc tính. Đối với các loại dược thảo có độc tính, cần phải có phương pháp bào chế thích hợp nhằm giảm bớt độc tính và sử dụng với liều thấp phụ tử là vị thuốc được chế biến từ rễ củ cây ô đầu có chất aconitine rất độc. Nếu sử dụng phụ tử không thông qua quy trình bào chế đúng quy cách, người sử dụng có khả năng bị ngộ độc. Ngày nay, các nhà khoa học cũng phát hiện những tác dụng phụ của một số dược thảo mà sách y học cổ xem là khá an toàn chẳng hạn như sài hồý dĩ nếu sử dụng lâu ngày có thể làm teo tuyến ức

Cùng một vị thuốc, đối với người này thì thích hợp nhưng đối với người khác lại gây ra tác dụng phụ. Các thuốc dùng ngoài cũng như thế. Đối với các loại cồn xoa bóp dầu xoa bóp làm từ dược thảo, cao xoa…, các nhà sản xuất đều khuyến cáo không sử dụng trong trường hợp bị dị ứng Một số bệnh nhân sử dụng thuốc đắp bị dị ứng với những thành phần dược liệu nhưng không được điều trị kịp thời, gây nên hậu quả thật đáng tiếc. Thời gian sử dụng thuốc cũng hết sức quan trọng. Vị thuốc cam thảo được xem là vị thuốc khá an toàn nhưng nếu sử dụng kéo dài sẽ gây tình trạng cao huyết áp phù, giữ muối và nước…

Vấn đề tuổi tác cũng cần lưu ý. Một số vị thuốc chỉ có thể sử dụng cho người lớn và không thể sử dụng cho trẻ em Đã có báo cáo về một trường hợp ngộ độc suýt gây tử vong cho em bé 11 tháng vì được người nhà cho sử dụng hoa sứ (hoa đại) để trị ho Mùi tinh dầu bạc hà có thể ức chế hô hấp và tuần hoàn của trẻ nhỏ dưới 24 tháng và gây tử vong…

Nhiều cơ sở kinh doanh dược liệu đã thực hiện việc bảo quản dược liệu không đúng quy cách chẳng hạn sấy thuốc bằng lưu huỳnh quá liều lượng, phun thuốc diệt côn trùng và thuốc chống ẩm mốc trực tiếp lên dược liệu. Nếu người bệnh sử dụng những dược liệu như thế, chắc chắn sẽ gánh chịu hậu quả khôn lường.

Cách đây khá lâu, tại miền Trung, có một người mua thang thuốc được đóng gói sẵn về ngâm với rượu Sau khi uống rượu xong, người này tử vong. Tuy nhiên, người nhà không nghĩ rằng hũ rượu thuốc là nguyên gây cho cái chết của anh ta. Sau khi giúp gia đình anh lo chuyện ma chay, vài người hàng xóm lấy hũ rượu ấy và cùng nhâm nhi. Hậu quả là thêm vài người nữa tử vong. Kết quả điều tra cho hay, do sự tắc trách cẩu thả mà nhà sản xuất đã để lẫn lá ngón vào trong thang thuốc. Đây là loại lá cực độc.

Một trong những tai biến khi sử dụng thuốc YHCT là sự nhầm lẫn trong sự nhận diện các vị thuốc. Như chúng ta biết thương lục là một vị thuốc có độc tính nhưng lại giống với vị thuốc bổ nhân sâm Nếu chúng ta nhầm lẫn mà sử dụng thương lục để bồi bổ sức khỏe thì hết sức tai hại. Cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng tốt trong điều trị u xơ tử cung phì đại tiền liệt tuyến Hiện nay, có khá nhiều cây rất giống với cây trinh nữ hoàng cung nhưng không có dược tính giống trinh nữ hoàng cung. Nếu sử dụng chúng thì sẽ không có tác dụng, hơn nữa nếu chúng có độc tính thì hết sức tai hại cho người sử dụng.

Hiện nay, nhiều loại thuốc thành phẩm YHCT đang lưu hành trôi nổi không rõ xuất xứ. Đáng lo ngại là một số loại thuốc YHCT trôi nổi này lại được trộn thêm thuốc tân dược. Các thuốc trị viêm khớp được pha thêm corticoid thuốc kháng viêm không steroid Một số thuốc bổ thận tráng dương được trộn thêm sildenafil. Chính vì thế, để tránh gặp tai biến khi sử dụng thuốc đông dược, cần phải chọn lựa sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của mình.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật