Thuốc nam đơn giản, dễ tìm chữa đau răng nhiều người chưa biết

Để răng đỡ đau nhức phải lấy hết thức ăn trong lỗ răng sâu, súc miệng sạch bằng nước muối ấm và dùng 1 số bài thuốc đơn giản sau.

- lá trầu không củ nghệ vàng búp bàng, mỗi thứ 50g. Rửa sạch, giã nhỏ, ngâm với rượu Khi dùng đem đun cách thuỷ (đậy kín nút chai để rượu không bay hơi) cho sôi 30 phút rồi lấy ra để nguội. Ngậm (súc miệng) trong 5-10 phút hay dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ đau sau nhổ nước thuốc đi. Hoặc lấy 2 - 3 lá trầu không rắc ít muối, giã nhỏ, hòa vào một chén rượu. Gạn lấy nước trong để ngậm liên tục tới khi khỏi đau răng

- Vỏ xoài 3 miếng cỡ bàn tay cạo bỏ phần ngoài, thái nhỏ, sắc với 3 chén nước, cứ 3 phần nước thì thêm 1 phần rượu, cho vào chai dùng dần. Mỗi lần lấy 1 chén con, ngậm khoảng 10 phút, thỉnh thoảng súc miệng rồi nhổ đi, ngày dùng 4 lần vào buổi sáng, tối (trước khi đi ngủ) và sau 2 bữa ăn chính.

- Rễ rau dền đốt tồn tính, đem tán nhỏ, xát vào hàm răng, sau một lúc hết đau.

- Xương đùi gà trống 1 đôi (lấy khi mới làm thịt) đem đốt tồn tính (gần thành than), tán thành bột mịn; hồ tiêu sao giòn, tán thành bột (lượng bằng xương gà). Hai thứ trộn đều, xát vào chỗ chân răng chảy máu hay bị sưng thuốc có tác dụng chữa chảy máu chân răng sâu răng

- Bột phèn phi 30g, đại hồi 10g kê nội kim (màng mề gà) đốt tồn tính 10g. Cả 3 vị tán thành bột mịn, trộn đều, cho vào lọ nút kín dùng dần. Khi dùng, xát bột thuốc vào chỗ răng sâu hoặc chỗ lợi viêm chảy máu.

Đại hồi dùng để chữa răng sâu, lợi viêm, chảy máu,...

Đại hồi dùng để chữa răng sâu, lợi viêm, chảy máu,...

- Vỏ trắng của cây ruối 100g, rượu 100ml. Cạo vỏ ngoài, thái nhỏ cho vào rượu ngâm, ngày ngậm 4-5 lần, dùng trong 2-3 ngày liền hoặc sắc nước lá ruối với muối để súc miệng.

- Lá chanh một nắm, giã cho ít muối, vắt lấy nước cốt, cho cục vôi bằng hạt ngô vào, phơi sương 1 đêm. Ngậm nước đó hoặc có thể dùng bông chấm vào chỗ đau.

- Lấy nhân hạt ra nghiền nhỏ đặt vào hố răng cũng có thể làm hết đau ngay.

Chú ý, các thuốc trên có thể chữa khỏi hoặc làm giảm đau tức thì, nếu sau đó bị đau lại nhiều lần thì bạn hãy đến khám răng tại các phòng khám nha khoa hoặc các bệnh viện răng hàm mặt để xác định nguyên nhân gây đau răng và được chữa trị triệt để.

BS. Thúy An

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật