Cách sử dụng nước súc miệng không khó mà cũng không hề dễ

Nước súc miệng là một dung dịch chứa các thành phần hỗ trợ làm sạch vùng miệng đồng thời làm hơi thở thơm tho. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng nước súc miệng, nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Cách sử dụng nước súc miệng

- Loại nước này không phải là vô hại và vẫn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nếu không biết cách sử dụng nước súc miệng đúng cách Bản thân nước súc miệng nếu dùng đúng cách sẽ rất tốt giúp diệt được vi khuẩn có hại cho răng Ngược lại, dùng quá nhiều, không theo chỉ dẫn sẽ diệt một số vi khuẩn có lợi, làm thay đổi môi trường cân bằng vùng miệng.

Nước súc miệng giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm mùi hôi trong miệng

Nước súc miệng giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm mùi hôi trong miệng

- Do nước súc miệng chứa lượng cồn cao làm mất nước nên nếu sử dụng quá nhiều lần sẽ gây khô miệng Tình trạng này kéo dài quá lâu có thể dẫn đến bệnh hôi miệng tăng thêm tình trạng sâu răng Ngoài ra, sử dụng thường xuyên và lâu dài, nước súc miệng có thể gây cảm giác nóng rát trong nướu, lưỡi...

- Nước súc miệng không nên để trong thời gian quá lâu sẽ làm giảm tác dụng. Vì vậy khi chọn mua, bạn cần chú ý đến hạn sử dụng của nó.

- Chỉ nên ngậm khoảng 30 giây để nước súc miệng tiêu diệt các loại vi khuẩn trong khoang miệng Sau khi dùng nước súc miệng, bạn không nên ăn hoặc đánh răng sau khoảng nửa giờ.

Các dung dịch súc miệng thường dùng

Dung dịch betadin

Cách sử dụng nước súc miệng betadin khác với các dung dịch súc miệng khác

Cách sử dụng nước súc miệng betadin khác với các dung dịch súc miệng khác

Khi vào cơ thể, chất iốt trong dung dịch này được giải phóng từ từ, có tác dụng sát khuẩn, chống nấm làm mất mùi hôi. Với cách sử dụng của nước súc miệng betadin, cần lựa chọn đúng nồng độ và chỉ nên dùng trong các trường hợp nhiễm nấm họng, bên cạnh việc sử dụng các thuốc diệt nấm đặc hiệu.

Dung dịch givalex

Khi sử dụng, nên pha loãng 1/10 với nước ấm để tăng thêm hiệu quả vì trong thành phần của dung dịch còn có menthol, nếu dùng với nồng độ cao sẽ gây tổn thương niêm mạc họng.

Nước muối

Chúng ta nên biết cách sử dụng nước súc miệng từ dung dịch nước muối ở nồng độ tương đương nồng độ của cơ thể, vừa giúp bảo vệ lớp tế bào niêm mạc họng vừa có tác dụng sát khuẩn. Nồng độ nước muối phù hợp là 0,9%. Nên dùng nước muối để vệ sinh răng miệng sau đánh răng buổi tối, buổi sáng.

Nước muối cũng có thể dùng để súc miệng

Nước muối cũng có thể dùng để súc miệng

Dung dịch listerin

Thành phần chủ yếu là thymol nồng độ 0,064% và một số hương liệu; có tác dụng sát khuẩn và chống phù nề nhẹ niêm mạc. Dung dịch này được chỉ định súc miệng ngậm trong 30 giây, 2 lần/ngày.

Dung dịch T-B

Thành phần chủ yếu là axit boric nồng độ 0,3% tinh dầu quế tinh dầu bạc hà, có tác dụng sát khuẩn nhẹ trong vệ sinh răng miệng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật