Lưu ý khi sử dụng thuốc trị loãng xương ai cũng nên biết để sử dụng hợp lý

Mỗi một loại dược phẩm đều có thể mang tới những tác dụng phụ nào đó. thuốc trị loãng xương cũng không thoát khỏi quy luật chung này. khi đặt lên bàn cân về những rủi ro và những lợi ích của thuốc trị loãng xương, người sử dụng cần phải nắm rõ tác dụng phụ của từng nhóm thuốc.

Điều quan trọng nhất để “ăn thua đủ” với những tác dụng phụ của thuốc là cần phải báo cho thầy thuốc những triệu chứng “lạ” mà người dùng thuốc gặp phải. Một số triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc gây ra chẳng hạn như: trào ngược dạ dày - thực quản, triệu chứng giống như cảm, cúm có thể được giải quyết bằng một số loại dược phẩm thông thường.


Một số tác dụng phụ nguy hiểm hơn, chẳng hạn gây đau xương thì người sử dụng thuốc cần phải được thay đổi bởi một loại thuốc trị loãng xương khác. Dưới đây là những loại thuốc trị loãng xương phổ biến nhất và những tác dụng phụ thường gặp.

Bisphosphonates

Bisphosphonates bao gồm alendronate (Fosomax), risendronate (Actonel) ibandronate (Boniva) và một vài loại thuốc khác. Một số dược phẩm trong nhóm Bisphosphonates có thể dùng đường miệng, có loại được dùng qua đường tiêm tĩnh mạch

Khi được sử dụng qua đường tĩnh mạch thì nhóm thuốc Bisphosphonates có thể gây ra những phản ứng có triệu chứng giống như cúm chẳng hạn như: lạnh, đổ mồ hôi đau nhức... Trong những trường hợp này có thể dùng thuốc paracetamol để chế ngự những tác dụng phụ kể trên.

Bisphosphonates nếu được dùng đường miệng có thể gây kích ứng, gây viêm dạ dày thực quản gây ra chứng khó nuốt trào ngược dạ dày - thực quản khó tiêu đôi khi có thể gây đau nhức xương khớp Một số tác dụng phụ hiếm gặp cũng đã được báo cáo trong những năm gần đây,chẳng hạn như hoại tử xương hàm.

Những người có tần suất cao bị tác dụng phụ này là những bệnh nhân ung thư và sử dụng các loại thuốc trị loãng xương với liều cao. Khi sử dụng Bisphosphonates nên được thẩm định hàng năm và cũng cần có một thời gian ngưng thuốc để hạn chế những tác dụng phụ

Raloxifene (Evista)

Tác dụng phụ phổ biến của loại thuốc này là sự hình thành các cục máu đông ở các tĩnh mạch ở chân và phổi. Những tác dụng phụ khác bao gồm sốt, chuột rút, cơ thể bị giữ nước, các triệu chứng giống cúm...

Liệu pháp thay thế hoóc-môn

Liệu pháp trị loãng xương này thích hợp cho những phụ nữ đang thời kỳ mãn kinh và có các triệu chứng liên quan đến mãn kinh như: nóng ran người... Dù là có ít tác dụng phụ, tuy nhiên nếu được điều trị trên 5 năm hoặc điều trị cho những bệnh nhân nữ trên 60 tuổi thì thường xảy ra các tác dụng phụ gây ra những vấn đề về tim mạch đột quỵ rối loạn đông máu ung thư nhũ hoa...

Khi điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone bệnh nhân cần được thẩm định ngay khi bắt đầu liệu pháp và thời gian sử dụng liệu pháp.

Teriparatide (Forteo)

Thuốc này chỉ được dùng trong những trường hợp bị loãng xương nghiêm trọng, tỉ trọng xương thấp hoặc cho những bệnh nhân bị gãy xương Những thuốc teriparatide có thể sử dụng trong 2 năm. Những tác dụng phụ bào gồm: run chân, bị kích ứng tại vùng da được tiêm thuốc, xây xẫm đau cơ đau khớp chóng mặt chuột rút tim đập nhanh, hạ calcium huyết. Thí nghiệm trên chuột cho thấy teriparatide gây ung thư xương nhưng chưa thể kết luận tác dụng phụ này có hay không ở người.

Dù là có nhiều tác dụng phụ, tuy nhiên công bằng mà nói những lợi ích trị liệu của thuốc loãng xương đã “phủ bóng” những tác dụng phụ của nó. Điều cần làm là bệnh nhân cần biết những tác dụng phụ của thuốc để hạn chế ở mức tối đa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật