Otrivin và một số thông tin cơ bản mà bạn nên chú ý

Otrivin được chỉ định để điều trị nghẹt mũi nhiều nguyên nhân khác nhau, trợ giúp thải dịch tiết khi bị tổn thương vùng xoang. Dưới đây là một số thông tin về sản phẩm bạn có thể tham khảo.

Otrivin và một số thông tin cơ bản

1. Thành phần

Xylometazoline HCl.

Otrivin và một số thông tin cơ bản

Otrivin và một số thông tin cơ bản

2. Chỉ định/Công dụng

Nghẹt mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau Trợ giúp thải dịch tiết khi bị tổn thương vùng xoang Hỗ trợ điều trị sung huyết mũi họng trong viêm tai giữa Tạo điều kiện nội soi mũi dễ dàng.

3. Liều dùng/Hướng dẫn sử dụng

Otrivin 0.05%: trẻ em 2 - 11t. (dùng dưới sự giám sát của người lớn): 1 - 2 giọt hoặc 1 lần xịt vào mỗi lỗ mũi, 1 - 2 lần/ngày (khoảng cách các liều: 8 - 10 giờ), không quá 3 lần nhỏ/xịt trong một ngày; trẻ em 1 - 2t.: dùng theo sự kê đơn của bác sĩ; trẻ em < 1t.: không dùng. Otrivin 1%: người lớn và trẻ em ≥ 12t.: 2 - 3 giọt hoặc 1 lần xịt vào mỗi bên mũi, 3 lần/ngày (khoảng cách các liều: 8-10 giờ), không quá 3 lần nhỏ/xịt trong một ngày vào mỗi lỗ mũi; trẻ em < 12t.: không dùng.

4. Quá Liều

Xem thông tin quá liều của Otrivin để xử trí khi sử dụng quá liều.

5. Chống chỉ định

Quá mẫn với thành phần thuốc Phẫu thuật cắt bỏ tuyến yên qua xương bướm, phẫu thuật ngoài màng cứng tăng nhãn áp (glôcôm) góc hẹp viêm mũi khô, viêm mũi teo.

6. Thận Trọng

Bệnh nhân có biểu hiện quá nhạy cảm với các hoạt chất adrenergic (như mất ngủ chóng mặt run rối loạn nhịp tim tăng HA); tăng HA bệnh tim mạch; cường giáp đái tháo đường u tế bào ưa crôm; phì đại tiền liệt tuyến; đang dùng hoặc đã dùng MAOI trong vòng 2 tuần qua. Không dùng hơn 1 tuần liên tục vì có thể xuất hiện sung huyết niêm mạc mũi hồi ứng và/hoặc viêm mũi teo. Thai kỳ: không dùng. Thời kỳ cho con bú: sử dụng dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

7. Phản ứng phụ

Phổ biến: đau đầu; khô mũi, cảm giác khó chịu ở mũi; buồn nôn; cảm giác bỏng tại chỗ dùng thuốc

Đau đầu là một tác dụng phụ của thuốc

Đau đầu là một tác dụng phụ của thuốc

8. Tương tác

Xylometazoline có thể làm tăng tác dụng của MAOI và có thể gây cơn tăng HA thuốc chống trầm cảm ba hoặc bốn vòng thuốc cường giao cảm: có thể dẫn đến tăng tác dụng cường giao cảm của xylometazoline.

9. Phân loại MIMS

Thuốc chống sung huyết mũi và các thuốc nhỏ mũi khác [Nasal Decongestants & Other Nasal Preparations]

10. Phân loại ATC

R01AA07 - xylometazoline ; Belongs to the class of topical sympathomimetic agents used as nasal decongestants.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật