Thuốc trị loãng xương cần dùng trong bao lâu để đảm bảo an toàn?
Bệnh loãng xương thường xuất hiện sau mãn kinh là do nồng độ hormone estrogen của buồng trứng bị giảm, do đó làm giảm mật độ xương và chất lượng xương. Hiện nay, tại những bệnh viện lớn (Bệnh viện Bạch Mai bệnh viện E bệnh viện Hữu nghị, Viện Lão khoa Quốc gia...) đã có máy đo mật độ xương cho cột sống thắt lưng và cổ xương đùi.
Khi mật độ xương của cơ thể giảm và chất lượng xương kém làm tăng nguy cơ gãy xương loãng xương nặng có nghĩa là chỉ số T-score < -2,5 và kèm theo có gãy xương hoặc lún đốt sống... Tốc độ mất xương giai đoạn mãn kinh từ 1-3% mỗi năm, kéo dài 5-10 năm sau khi mãn kinh. Vì vậy, ở phụ nữ loãng xương sau mãn kinh khuyên dùng thuốc điều hòa thụ thể estrogen chọn lọc.
Điều trị loãng xương nói chung phải luyện tập, bồi phụ calcium và vitamin D hàng ngày. Ở Nhật Bản và Canada sử dụng nhiều vitamin K2 (Glakay), ngoài tác dụng chống vôi hóa động mạch chủ còn có tác dụng phòng ngừa loãng xương Điều trị thuốc chống loãng xương, thuốc ức chế hủy xương như nhóm biphosphonate theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trường hợp loãng xương nặng như của bà cần phải tuân thủ điều trị. Chế độ ăn giàu chất calci và đủ vitamin D. Cần phòng tránh té ngã và có chế độ luyện tập thường xuyên như đi cầu thang bộ...
Bà uống fosamax 70mg/1 viên/ 1 tuần, cần chú ý uống thuốc vào buổi sáng, lúc đói. Đặc biệt, khi uống thuốc bà không được nằm trong vòng 30 phút để tránh thuốc trào ngược lên thực quản gây viêm loét thực quản.
Nhóm thuốc ức chế hủy xương biphosphonat viên uống hàng ngày 10mg/ 1 ngày, viên uống hàng tuần như fosamax 70mg/ 1 tuần và hàng năm như aclasta (zoledronic acid 5mg/1 lọ - 100ml) một lần truyền duy nhất cho cả năm, thời gian truyền không được dưới 15 phút (điều trị tại bệnh viện).
Thuốc vừa tăng tạo xương và vừa giảm hủy xương như strontium ranelate (protelos) 2g/ ngày, sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc.
Trong trường hợp của bà uống fosamax 70mg/1 tuần và thời gian từ 3 - 6 tháng như vậy là chưa đủ. Cần điều trị liên tục từ 1 - 3 năm hoặc 5 năm dưới sự kiểm soát của thầy thuốc và cần theo dõi răng miệng thường xuyên trong quá trình điều trị. Chúc bà điều trị đạt kết quả tốt.
- Phát hiện thêm tác dụng ngỡ ngàng từ thuốc Viagra (Thứ Hai, 09:11:08 27/07/2020)
- Mùa hè trẻ dễ mắc các bệnh lý hô hấp, có nên dùng thuốc... (Thứ Ba, 09:33:06 07/07/2020)
- Những ảnh hưởng tiêu cực của Aspirin tới cơ thể nên chú ý (Thứ năm, 14:50:03 28/02/2019)
- Những cách dùng viên aspirin - pH8 chưa đúng nên sửa ngay (Thứ năm, 13:00:06 28/02/2019)
- Mối nguy khi cha mẹ làm bác sĩ cho con nhiều người bỏ qua (Thứ Hai, 13:37:02 25/02/2019)
- Nên dùng ampicillin ở dạng phối hợp đúng hay không? (Thứ tư, 16:25:04 20/02/2019)
- Aspirin có tác dụng như thế nào với cơ thể con người? (Thứ Hai, 14:15:05 18/02/2019)
- Ghi nhớ đặc biệt khi dùng clopidogrel tránh nguy hại cơ thể (Thứ Hai, 09:40:04 18/02/2019)
- Cảnh báo: Khi dùng aceclofenac cần biết những điều này! (Thứ bảy, 16:55:01 16/02/2019)
- Ðiều cần biết khi dùng calcitonin tránh nguy hại cơ thể (Thứ bảy, 16:30:07 16/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023