Tìm hiểu tác dụng phụ của thuốc tẩy giun đối với sức khỏe

Phản ứng phụ với thuốc tẩy giun rất hiếm gặp và không nguy hiểm đến tính mạng.

Tại Trường Tiểu học Trần Phú, TP Quy Nhơn (Bình Định) đã xảy ra vụ việc uống thuốc tẩy giun làm 7 em học sinh nhập viện. Nguyên nhân được các bác sĩ xác định là do những trẻ em trên bị tác dụng phụ của thuốc. Số học sinh nhập viện chỉ là số ít nhiều học sinh của trường đã uống thuốc. Qua đó, có thể thấy, chỉ một số ít em gặp phải tác dụng phụ của thuốc.

Vậy thì tại sao lại xuất hiện tình trạng gây ra phản ứng phụ và uống mỗi loại thuốc cần phải chú ý gì? Sau đây là những điều phụ huynh nên biết trước khi tẩy giun cho con.

Học sinh Bình Định nhập viện do tác dụng phụ của thuốc tẩy giun. Ảnh: NNVN

Học sinh Bình Định nhập viện do tác dụng phụ của thuốc tẩy giun. Ảnh: NNVN

Tại sao xảy ra phản ứng phụ với thuốc?

Với mỗi một loại thuốc tẩy giun đều đã ghi rõ những thành phần nhất định ở bên ngoài vỏ thuốc và chống chỉ định với đối tượng nào. Trong trường hợp của các em học sinh tại Bình Định, rất có thể đã bị dị ứng Mebendazol Theo ThS. Nguyễn Cao Cường – Viện Y tế Dự phòng Quân đội: 'Mebendazol là thuốc tẩy giun có tác dụng với nhiều loại giun như giun đũa giun kim giun tóc giun móc… Tác dụng phụ có thể có của thuốc nhưng hiếm gặp là tình trạng dị ứng thuốc (sau khi uống thuốc thấy sưng môi, lưỡi, mặt khó thở phát ban…). Một số phản ứng phụ có thể gặp như: sốt đau bụng và tiêu chảy'. Ngoài do, những người có cơ địa nhạy cảm cũng dễ bị dị ứng với thuốc tẩy giun.

Như vậy, mỗi loại thuốc tẩy giun thì đều có thể xảy ra tác dụng phụ không mong muốn. Mặt khác, việc gặp phải tác dụng phụ của loại thuốc này cũng không hề gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu gặp phải tình trạng trên, vẫn cần đưa người bệnh đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để chữa trị.

Phản ứng với các loại thuốc tẩy giun

Albendazol: Thuốc còn có các tên như albenza, zeben zentel có tác dụng tốt với nhiều loại giun (giun đũa, giun kim, giun tóc giun móc ). Tác dụng phụ có thể gặp là: Đau bụng tiêu chảy chóng mặt mệt mất ngủ Dùng liều cao sẽ gặp nhiều triệu chứng nặng hơn như: Đau đầu rối loạn tiêu hóa rụng tóc ban đỏ, ngứa giảm bạch cầu Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai trẻ em dưới 2 tuổi, người có bệnh gan nặng.

Mebendazol: Thuốc có hiệu quả cao trên các giai đoạn trưởng thành và ấu trùng của giun đũa, giun kim giun tóc giun móc và diệt được trứng của giun đũa, giun tóc. Khi dùng thuốc, đôi khi gặp rối loạn tiêu hóa đau đầu nhẹ. Không dùng thuốc cho người mẫn cảm với thuốc phụ nữ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi suy gan

Niclosami: Tác dụng của thuốc là diệt sán. Khi dùng thuốc có thể gặp các rối loạn nhẹ ở đường tiêu hóa như buồn nôn nôn đau bụng tiêu chảy đau đầu hoa mắt.

Praziquantel: Thuốc có hiệu quả cao đối với giai đoạn trưởng thành và ấu trùng của sán máng các loại sán lá và sán dây. Các phản ứng có hại thường nhẹ, xảy ra một vài giờ sau uống thuốc và có thể kéo dài tới hết ngày, kể đến như: Đau đầu, chóng mặt choáng váng buồn nôn, nôn đau bụng, ngứa, mề đay, sốt nhẹ đau cơ - khớp, tăng nhẹ men gan

Metrifonat: Thuốc có tác dụng diệt sán máng gây bệnh ở bàng quang cả giai đoạn trưởng thành và ấu trùng. Thuốc có thể gây triệu chứng: buồn nôn nôn đau bụng tiêu chảy co thắt phế quản đau đầu hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi Các dấu hiệu này có thể bắt đầu 30 phút sau khi uống thuốc và kéo dài tới 12 giờ. Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai.

Cần chú ý gì khi sử dụng thuốc

- Kiểm tra sức khỏe bé trước khi tẩy giun, có những bệnh sau đây thì không nên tẩy: Các bệnh mãn tính suy tim tim bẩm sinh, sốt, bệnh thận…

- Chỉ cho trẻ uống thuốc sau khi ăn no.

- Phụ nữ có thai không được uống thuốc.

- Phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thành phần của thuốc.

- Cần xin tư vấn của bác sĩ nếu đã từng xảy ra tình trạng gặp tác dụng phụ của thuốc.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật