Thuốc - dinh dưỡng trong điều trị tiểu đường (P2) - Các bạn tham khảo thêm

Đây là phác đồ được sử dụng phổ biến, rộng rãi và phong phú nhất trong điều trị bệnh đái tháo đường.

3. Chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực

a) Chế độ dinh dưỡng:

Phải đảm bảo đúng nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người tiểu đường: Đủ năng lượng để giữ cân nặng bình thường; cân đối tỉ lệ các chất theo hướng giảm gluxit, tăng prootid; giàu chất xơ hạn chế muối; ăn đúng giờ, chia làm nhiều bữa ăn trong ngày. Lựa chọn thực phẩm hợp lý, được khuyến cáo nên dùng cho người tiểu đường ưu tiên thực phẩmchỉ số tăng đường huyết (GI) thấp.

 

b) Xây dựng khẩu phần: Theo 3 bước

Bước 1: Tính cân nặng lý tưởng (CNLT)

Nhằm bỏ qua yếu tố cân nặng (gầy, béo), giả định bệnh nhân có cân nặng lý tưởng nhằm tăng thêm năng lượng nếu là người gày và giảm bớt năng lượng nếu là người béo phì   thừa cân.

CNLT =  (chiều cao (cm) - 100) x 0,9

Bước 2: Tính nhu cầu năng lượng: (NCNL)

Lao động nhẹ: 30kcalo/kg/ngày x CNLT

Lao động trung bình: 35 kcal/kg/ngày x  CNLT

Lao động nặng: 45 kcal/kg/ngày  x  CNLT

Bước 3: Tính nhu cầu các chất dinh dưỡng:

- Dựa vào chỉ số sinh năng lượng: 1g chất bột đường cung cấp 4kcal; 1g chất đạm cung cấp 4 kcal;1g chất béo cung cấp 9kcal.

- Cân đối thành phần dinh dưỡng sinh năng lượng: Gluxit 50-60% protid 15-20% lipid 20-25%

c. Chế độ hoạt động thể lực

- Đối với người thừa cân béo phì lao động nhẹ, lao động trung bình cần tăng hoạt động thể lực và thể dục, những đối tượng lao động nặng nhọc có mức tiêu hao năng lượng lớn cần phải có thời gian nghỉ ngơi hợp lý với các động tác thư dãn phục hồi sức khỏe

- Có nhiều loại hình luyện tập: đi bộ, bơi lội, cầu lông, bóng bàn, leo cầu thang… nhưng phải chọn loại phù hợp với tình hình sức khỏe   Khi đường huyết lúc đói < 5 mmol/L thì không nên luyện tập hoặc khi đang tập mà huyết áp tâm thu cao từ 180mmHg trở lên thì hạn chế cường độ tập để huyết áp không vượt qua số trên.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật