Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật thẩm mỹ - Những điều cần biết!

Phẫu thuật thẩm mỹ là phương pháp làm đẹp bằng cách dùng dao mổ tác động trực tiếp lên da và các bộ phận khác trên cơ thể để cơ thể trở lên đẹp và hoàn hảo hơn. Phẫu thuật thẩm mỹ có thể làm tổn thương làn da và để lại sẹo sau khi mổ nên việc chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật rất quan trọng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến vết mổ thẩm mỹ

Để vết mổ thẩm mỹ đạt được vẻ đẹp như mong muốn, ngoài kỹ năng và khéo léo của bác sĩ phẫu thuật, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Tuổi: khi có tuổi, da trở nên kém đàn hồi và trở nên mỏng hơn, lớp mỡ dưới da trở nên mỏng hơn. Cùng với tác động của ánh nắng mặt trời khói thuốc lá tiếp xúc với môi trường và các vấn đề cuộc sống khác nhau, sẽ làm cho vết thương chậm liền khi tuổi tác tăng lên.

Di truyền xu hướng sẹo: nếu cha mẹ, anh, chị, em ruột có xu hướng sẹo nặng nề thì sẽ có khả năng bị sẹo tương tự như vậy.

Kích thước và độ sâu của vết thương: một vết rạch lớn là có nhiều khả năng để lại một vết sẹo hơn so với một vết rạch nhỏ. Một vết rạch sâu hơn sẽ mất nhiều thời gian để lành và nguy cơ sẹo nhiều hơn.

Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật thẩm mỹ rất quan trọng

Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật thẩm mỹ rất quan trọng

Cách chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật thẩm mỹ

Trong thời gian tuần lễ đầu:

Ngay sau khi phẫu thuật thẩm mỹ xong, cần nằm nghỉ ngơi dùng thuốc theo toa của bác sĩ. Những trường hợp phẫu thuật thẩm mỹ lớn như hút mỡ bụng căng da mặt nâng ngực… cần có sự chăm sóc của bác sĩ và nhân viên y tế thường xuyên.

Khi xuất viện, cần được nghỉ ngơi trong tuần lễ đầu. Khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, cần sử dụng những tấm gạc mỏng để hạn chế bụi và vi trùng xâm nhập vào vết mổ. Hàng ngày, có thể sát trùng nhẹ vết mổ bằng dung dịch sát trùng, dùng gạc thấm nhẹ bề mặt vết thương cho khô, không chà xát.

Sang tuần lễ thứ 2 trở đi sau mổ thẩm mỹ:

Đối với những vết mổ thẩm mỹ lớn, vẫn cần có sự nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, dùng thuốc chăm sóc vết mổ và chế độ ăn uống đều phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Đối với vết mổ nhỏ, có thể làm việc trở lại với những công việc nhẹ, văn phòng và trong phòng có mái che, không nên làm việc ngoài trời tiếp xúc nhiều ánh nắng và không nên làm việc nặng.

Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng không được ăn những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao khiến vết mổ để lại sẹo xấu. Cần tránh ăn các loại: trứng thực phẩm lên men thức ăn ôi thiu..

Có thể sử dụng thuốc bôi dạng kem có chứa kháng sinh để hạn chế nhiễm trùng hoặc dùng các thuốc thảo dược giúp nhanh lành vết thương, hạn chế sẹo lồi sẹo xấu.

Những lưu ý khác trong quá trình chăm sóc vết mổ thẩm mỹ

Trước khi phẫu thuật, cần khai báo tình trạng sức khỏe của bản thân cho bác sỹ phẫu thuật, bệnh lý đi kèm cơ địadị ứng không, bản thân và gia đình có bị sẹo lồi hay không.

Giai đoạn sau phẫu thuật thẩm mỹ, nếu cơ thể có dấu hiệu lạ hay thấy vết thương chảy dịch màu vàng (dịch bình thường có màu trong suốt hoặc màu nâu) và bề mặt vết thương không còn khô ráo thì nên đến gặp bác sĩ phẫu thuật để được chăm sóc kịp thời.

Ngoài ra sau phẫu thuật, cần tránh tiếp xúc với nắng gắt, thoa kem chống nắngchỉ số chống nắng cao. Tránh uống các thuốc gây tăng sắc tố da như: kháng sinh nhóm cycline (tétracycline, doxycycline...); thuốc kháng nấm (griséofulvine); ...

Dùng các sản phẩm tẩy rửa nhẹ nhàng, trung tính, không gây kích thích dị ứng Nếu phẫu thuật thẩm mỹ ở vùng mặt, không được chà xát khi rửa mặt, không được massage mặt hay đắp mặt nạ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật