RÙNG MÌNH trước những sinh vật ĂN DA, PHÙ PHỔI đang sống trong chăn, ga nệm chúng ta mà không hề hay biết

Nhiều người không thể nào ngờ chăn, ga gối đệm chúng ta ngủ hàng ngày lại là nơi ẩn nấp của hàng ngàn sinh vật ăn da, gây phù nề niêm mạc phổi và nhiều bệnh khác.

Sáng nay chồng em gửi cho em đoạn clip ngắn về hình ảnh của những con vật bé xíu đang ẩn nấp trong chăn ga gối của chúng ta hàng ngày. Xem xong mà em nổi hết gai óc luôn nè các chị.

Đoạn clip ngắn do Phòng thí nghiệm nghiên cứu về ve bét thuộc Đại học Ohio (Mỹ) quay đã hé lộ cách các vật dụng như chăn, ga, gối, đệm của chúng ta có thể trở thành nơi sinh sản và nuôi dưỡng lí tưởng cho những con rệp như thế nào.

Các chuyên gia cho biết, mạt bụi là các sinh vật tí hon, có chiều dài cơ thể khoảng 1/4mm. Các hình ảnh máy quay phóng to cận cảnh cho thấy hàng ngàn còn mạt nhiều chân, màu nâu đang nhung nhúc bò trong đệm, chồng chất lên nhau. Xung quanh các con mạt bụi là những đám phân màu vàng do chính chúng thải ra.

Mạt bụi sống nhờ vào các vảy da người, vốn đã được nấm mốc tiêu hóa một phần trước đó, và sinh trưởng trong các môi trường ẩm ướt

Mạt bụi sống nhờ vào các vảy da người, vốn đã được nấm mốc tiêu hóa một phần trước đó, và sinh trưởng trong các môi trường ẩm ướt

Mạt bụi sống nhờ vào các vảy da người, vốn đã được nấm mốc tiêu hóa một phần trước đó, và sinh trưởng trong các môi trường ẩm ướt. Chúng được phát hiện là thủ phạm gây ra dị ứng ở một số người.

Theo Tổ chức dị ứng Anh, chăn, ga, gối, đệm, thảm, các đồ đạc và đồ dùng mềm trong nhà đã trở thành nguồn tích tụ các tế bào da người, tạo điều kiện thuận lợi cho mạt bụi phát triển.

Tiến sĩ Lisa Ackerley, một chuyên gia về vệ sinh gia đình nhận định, con người có thể vô tình hứng chịu “hội chứng bệnh vì giường đệm” do mạt bụi. Bà Ackerley giải thích: “Con người bong tróc 14g da/tuần và rất nhiều trong số đó sẽ vương vãi trên giường. Mạt bụi thích các môi trường ẩm ướt, và giường nằm là môi trường hoàn hảo cho chúng. Các sinh vật này luôn sinh sản, nên sẽ có tới khoảng 10 triệu con trên mỗi chiếc giường.

Ở người bị dị ứng với mạt bụi nhà, cơ thể sẽ phản ứng khi hít phải những chất này. Hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra kháng thể IgE để chống lại, dẫn đến giải phóng histamin gây phù nề niêm mạc ở phổi, mũi, xoang và mắt.

Dị ứng mạt bụi nhà có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng dị ứng nhẹ có thể gây chảy nước mắt nước mũi hắt hơi ngứa. Đối với những người có bệnh mạn tính như viêm mũi dị ứng hen suyễn sẽ làm bệnh nặng thêm, gây khó thở khò khè dai dẳng, xung huyết mũi, gây kích phát cơn hen…

Mạt bụi thường xuất hiện vào ban ngày lúc chúng ta đi vắng , khi đi khỏi nhà thường đóng chặt các cửa sổ và hơi ẩm bị nhốt giữ trong nhà. Các ngôi nhà được bảo vệ kỹ lưỡng sẽ là nơi tích tụ sự ẩm ướt. Nếu bạn để giường có trải chăn lông vũ và hơi ẩm khi vắng nhà, mạt bụi sẽ có thời gian tuyệt vời để tận hưởng cuộc sống ở đó”.

Mạt bụi thường không thể tiêu diệt hết được nhưng mọi người nên phòng tránh bằng cách này nghen.

Để phòng tránh bệnh do mạt bụi nhà cần thực hiện:

– Luôn vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, khô ráo.

– Phòng ngủ nên thiết kế thoáng khí, có ánh nắng mặt trời tránh bụi bẩn.

– Thường xuyên vệ sinh giường ngủ giặt chăn, chiếu, màn,… và phơi khô ngoài nắng.

– Các dụng cụ để lau chùi đồ vật nên dùng bằng khăn ẩm, miếng mút ẩm. Không nên dùng khăn bông, vải, tấm mút khô để lau sẽ không sạch bụi bẩn và mạt bụi nhà dễ phát tán lại trong không khí.

– Đồ đạc trong nhà nên kê gọn gàng, ngăn nắp, giảm bớt những đồ đạc dễ bám bụi, thường là nơi trú ẩn cho mạt bụi nhà như các đồ trang trí lặt vặt, thú nhồi bông, sách báo,… trong buồng ngủ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật