Tìm hiểu vai trò và chức năng của dạ dày

Vai trò của dạ dày

Dạ dày thường được coi như chiếc túi trong hệ tiêu hóa và có khả năng co bóp linh hoạt. Khi cơ thể trong tình trạng đói thì dạ dày co lại còn nếu khi được đưq thức ăn vào thì dạ dày sẽ giãn ra vừa đủ để chứa lượng thức ăn đó. Thức ăn càng nhiều dạ dày càng giãn ra khi đã giãn ra hết mức thì áp suất trong dạ dày đột ngột tăng lên tạo ra cảm giác no.

https://static.suckhoe.vn/api/images/20170116/images708996_apluc.JPG

Dạ dày có khả năng co bóp linh hoạt khi đưa thức ăn vào

Dạ dày là đoạn là cơ quan có khả năng phình to nhất trong hệ tiêu hóa vai trò của dạ dày rất quan trọng nó làm nhiệm vụ dự trữ và tiêu hóa thức ăn. Thức ăn sau khi được đưa qua miệng di chuyển xuống thực quản để vào dạ dày



Chức năng của dạ dày

Dạ dày có hai chức năng tiêu hóa là chứa đựng thức ăn và tiếp tục nghiền nát thức ăn sau đó thấm dịch vị Khi được nghiền nát một phần bằng động tác nhai và được phân hủy một phần nhờ các men có trong nước bọt thức ăn sẽ được đưa xuống qua một ống cơ trơn gọi là thực quản (nằm gần như song song với khí quản) xuống dạ dày.

Dạ dày có hai chức năng tiêu hóa là chứa đựng thức ăn và tiếp tục nghiền nát thức ăn sau đó thấm dịch vị.

Thức ăn được đưa xuống dạ dày, tại đây là nơi chứa đựng nghiền nát nhào trộn và thấm dịch vị với thức ăn. Sau đó thức ăn sẽ được chuyển xuống ruột non để thực hiện tiếp công đoạn tiêu hóa, hấp thụ cũng như đào thải. Dạ dày cũng hấp thụ chất dinh dưỡng nhưng không nhiều.

Dạ dày có Độ PH rất thấp từ 2 đến 2,5 nó không chỉ có tác dụng trong tiêu hóa mà còn có tác dụng trong phòng bệnh. Một số trường hợp mắc chứng teo niêm mạc dạ dày và không duy trì được độ PH thấp sẽ rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường ruột vì chính độ PH thấp này là một rào cản hóa học khá hữu hiệu để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh có trong thức ăn đi vào cơ thể. Tuy nhiên nếu độ PH này quá thấp sẽ gây ra loét dạ dày tá tràng  

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật