Đừng chủ quan khi kinh nguyệt kéo dài cẩn thận bị mất tử cung

Chu kỳ kinh nguyệt được xem là nặng khi nó kéo dài hơn 8 ngày hoặc khiến bạn phải thay hơn 2 miếng băng vệ sinh trong vòng 1-4 giờ. Do đó, cô nàng nào rơi vào trường hợp này thì đừng bỏ qua bài này.

Bác sĩ Judi Chervenak thuộc trung tâm y tế Montefiore Medical Center (New York, Mỹ) khuyên: Để biết chu kì kinh nguyệt của mình là nặng hay nhẹ, thì ngoài việc đối chiếu với quy chuẩn trên, bạn cũng nên so sánh với các chu kì trước của mình xem có nặng nề bất thường hơn không. Nếu bạn đồng thời cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh thì hãy đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của 1 căn bệnh nguy hiểm nào đó:

1. U xơ tử cung

Đây là khối u nhỏ, lành tính (không phải ung thư) bám vào thành tử cung. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là gây chảy máu nặng và đau bụng dưới trong kỳ kinh.

Bệnh dù không nguy hiểm nhưng dễ dẫn đến những biến chứng như thiếu máu do mất máu nặng. Tùy số lượng và vị trí của các khối u bác sĩ có thể dùng thuốc để thu nhỏ khối u, can thiệp bảo tồn tử cung hoặc thậm chí phải cắt bỏ tử cung.

2. Rối loạn chảy máu

Bất kỳ rối loạn chảy máu rối loạn đông máu nào cũng có thể dẫn đến chảy máu kinh nguyệt nặng, phổ biến nhất là bệnh Von Willebrand (chảy máu di truyền do thiếu protein đông máu). Nếu thấy mình dễ bị bầm tím hoặc chảy máu cam rất có thể bạn đang bị rối loạn chảy máu, cần phải đến bác sĩ.

Cô Chloe Christos ở thành phố Perth (thuộc miền Tây nước Úc) là một nạn nhân của chứng Von Willebrand. Cô đã có kinh nguyệt liên tục trong suốt 5 năm, từ năm 14 tuổi. Chloe cho biết: Trung bình phụ nữ thường mất từ 20-60ml máu trong mỗi kì kinh nguyệt. Nếu con số này tăng lên trên 80ml thì có thể xem là kinh nguyệt nặng, và người nào mất lượng máu lớn như vậy có thể đã mắc chứng rong kinh Tuy nhiên trường hợp của Chloe còn nghiêm trọng hơn. Chỉ trong vòng 4 ngày, cô có thể mất hơn 500ml máu.

Việc điều trị như bổ sung sắt truyền máu… sẽ tùy thuộc vào từng loại rối loạn và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

3. Tăng sản nội mạc tử cung

Tăng sản nội mạc tử cung là sự dày lên bất thường của niêm mạc tử cung thường xuất hiện ở bạn gái mới có kinh nguyệt và phụ nữ gần mãn kinh nguyên nhân là do mất cân bằng nội tiết tố (dư thừa estrogen và thiếu hụt progesterone).

Tăng sản có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ở tử cung hoặc ung thư nội mạc tử cung. Việc điều trị thường bao gồm các loại thuốc để điều chỉnh sự thiếu hụt hóc-môn. Với phụ nữ mãn kinh hoặc không còn muốn có con, bác sĩ có thể cắt bỏ tử cung để tránh nguy cơ ung thư

4. Polyp tử cung

Polyp tử cung là tình trạng xuất hiện những mô thừa mọc trên lớp niêm mạc tử cung. Chúng có kích thước từ vài mm (bằng một hạt mè) cho đến vài cm (bằng quả bóng golf). Sự bất thường của hóc-môn estrogen chính là nguyên nhân gây ra polyp tử cung. Bệnh này có thể gây vô sinh hoặc sẩy thai

Polyp tử cung gây chảy máu nặng và kéo dài trong chu kỳ kinh nguyệt Bên cạnh đó, chu kì kinh nguyệt cũng thường không đều. Để điều trị, bác sĩ có thể dùng thuốc để cân bằng nội tiết tố hoặc phẫu thuật loại bỏ polyp tử cung

5. Rối loạn hóc-môn

Estrogen xây dựng nên lớp niêm mạc tử cung còn progesterone giúp lớp màng này hoạt động ổn định. Mọi sự mất cân bằng giữa hai hóc-môn này đều dẫn đến chảy máu kinh nguyệt nặng. Không dừng lại ở đó, mất cân bằng hóc-môn còn là “sát thủ” gây ra nhiều căn bệnh hiểm nghèo khác như ung thư tử cung Bác sĩ có thể dùng liệu pháp thay thế nội tiết tố hoặc các loại thuốc kích thích nội tiết tố để tìm lại sự cân bằng của hóc-môn, bảo vệ sức khỏe của bạn.

6. Những “thủ phạm” khác

Ung thư, bệnh gan bệnh thận viêm màng dạ con nhiễm trùng xương chậu bệnh tuyến giáp… đều có thể gây chảy máu kinh nguyệt nặng. Đừng tự mình làm bác sĩ, hãy đi thăm khám sớm nhất nếu thấy bất thường.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật