Dùng thuốc hỗ trợ cai thuốc lá như thế nào để đạt được hiệu quả?

Bỏ thuốc lá sẽ không bị hội chứng cai nên người nghiện có thể vượt qua được. Đa số chỉ cần loại bỏ yếu tố tâm lý là bỏ được thuốc lá. Tuy nhiên cũng có người cần dùng đến thuốc hỗ trợ.

Người hút thuốc lá sau đó không bỏ hút được, vì hai lý do:

- Thiếu nicotin: nicotin (trong thuốc lá) khi mới dùng sẽ gây hưng phấn (đỡ mệt mỏi buồn ngủ linh hoạt, tỉnh táo). Khi bỏ thuốc lá sẽ không bị hội chứng cai, nhưng vì  thiếu nicotin nên không có trạng thái hưng phấn, người hút thèm hút lại để có trạng thái thú vị này.

- Do tâm lý: hút để vui, tỏ ra sành điệu, sang trọng, tự tin. Trẻ hút để tỏ ra là người lớn.

Muốn bỏ thuốc lá phải loại bỏ hai lý do này. Vì bỏ thuốc lá sẽ không bị hội chứng cai nên người nghiện có thể vượt qua được. Đa số chỉ cần loại bỏ yếu tố tâm lý là bỏ được thuốc lá. Tuy nhiên cũng có người cần dùng đến thuốc hỗ trợ.

Các loại  thuốc hỗ trợ cai thuốc lá

- Nicotin

Khi bỏ thuốc do thiếu nicotin mà có cảm giác thèm nên hút lại. Dùng với liều thích hợp, nicotin không gây ra độc, song giải toả được cơn thèm, sau đó giảm liều dần làm người cai chịu đựng được, cuối cùng bỏ hẳn nicotin mà không bị thèm thuốc lá Dùng nicotin dưới nhiều dạng: kẹo nhai cao dán (nicotilnel TTS ), dạng hít (nicotrol inhaler)...

Tuy nhiên, nicotin thấm qua nhau thai và tích tụ trong nước ối vì vậy không dùng nicotin cho người  đang mang thai Trường hợp người có thai muốn cai và phải dùng nicotin mới cai được thì ưu tiên dùng viên nhai và miếng dán nhưng phải tháo miếng dán ra khi đi ngủ (nhằm tránh sự tích tụ nicotin trong nước ối về đêm).

- Bupropion:

thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm aminoketon không có mối liên hệ hoá học nào với thuốc chống trầm cảm 3-4 vòng. Nó  ức chế sự nắm bắt neuron serotonin, norepinephrin và tái nắm bắt neuron dopamin nên chống được trầm cảm và giúp người cai tránh được những hụt hẫng do thiếu chất kích thích gây cảm giác hưng phấn như nicotin. Dùng bupropion hỗ trợ cai  sau 12 tháng cho tỷ lệ cai thành công cao gấp hai lần so với người cai không dùng bupropion.

Bupropion có một số độc tính, tương tác bất lợi với một số thuốc nên không  dùng trong các trường hợp động kinh hoặc có tiền căn động kinh u não suy chức năng gan nặng, trong các trường hợp đang dùng các thuốc: cai rượu an thần (haloperidol, risperidol, thioridazin...), chống loạn nhịp nhóm IC (propafenone, flecainide), chẹn thụ thể beta (metoprolol) thuốc trầm cảm 3 vòng (amitriphtylin, nortriphtylin...), IMAO (hoặc nghỉ dùng chưa tới 14 ngày), thuốc ức chế chọn lọc tái nắm bắt serotonin (SSRI). Khi ngừng hút thuốc tiềm năng các thuốc thyophylin insulin oxazepam paracetamol caffein... được tăng cường nên phải chú ý đến liều lượng bupropion và  liều lượng  các thuốc này.

Dạng dùng viên, không nghiền vụn, nhai hay cắt ra khi uống. Không dùng cho người dưới 18 tuổi. Người xơ gan có thể  dùng nhưng uống cách nhật, hay giảm liều và nhịp độ dùng.

Hiệu quả  bupropion rất rõ: Theo dõi 5.887 người  hút thuốc lá tại 10 trung tâm cai (ở Mỹ và Canada), thấy nhóm dùng bupropion cai (10 tuần) có 21,7% bỏ được trong khi nhóm không dùng chỉ có 5,5% bỏ được thuốc là. Và có tới 90% người bỏ thuốc lá sau 11 năm không hút lại.

Một số lưu ý

Có 80% người  bỏ  thuốc lá tăng cân (trong vòng 6 tháng  tăng được 6-7 kg) do "phản xạ ăn bù" vì khi  bỏ thuốc không còn nicotin cắt cơn đói. Điều này không đáng ngại, vì trong vòng 1-2 năm, tình trạng tăng cân sẽ mất đi. Không nên ăn kiêng khi cai thuốc lá (vì sẽ tăng stress làm thất bại quá trình cai).

Không nên uống rượu khi cai thuốc lá (vì rượu làm người cai thèm mãnh liệt thuốc lá). Hiện các nhà khoa học đã nghiên cứu  tạo ra vaccin chống nghiện thuốc lá như  vaccin CYT002-NicQb của hãng Cytos (Thụy Sĩ). Vaccin  này tạo ra kháng thể ngăn nicotin di chuyển đến não do đó không tạo ra  cảm giác hưng phấn khiến thích hút thuốc lá. Theo báo cáo có 40% người nghiện thuốc lá (từ 10-40 điếu/ ngày) bỏ thuốc lá trong vòng 9 tháng kể từ khi dùng vaccin.  Dự kiến khoảng năm 2010 thì vaccin này mới có trên thị trường.

Khi dùng thuốc hỗ trợ cai thuốc lá cần chú ý đến tính độc hại của nó và cần có sự chỉ dẫn của thầy thuốc (để dùng  đúng liều lượng, thời gian, tránh các tương tác bất lợi hay phản chỉ định nếu có), không nên tuỳ tiện dùng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật