Hướng dẫn phân biệt bệnh tay chân miệng với sốt vi-rút nổi ban

Chẩn đoán bệnh tay chân miệng dựa chủ yếu vào các biểu hiện lâm sàng, chứ không chờ vào xét nghiệm.

Sốt vi-rút

- Bắt đầu từ giai đoạn 6 tháng tuổi là trẻ có thể bị sốt vi-rút, đôi khi sốt cao 38,5 độ, 39,5o, sốt liên tục. Dùng thuốc hạ sốt thì trẻ đỡ, nhưng sau đó lại sốt, sốt có thể kéo dài 2-4 ngày, thậm chí là 6 ngày.

- Ngoài sốt, trẻ có thể kèm theo các biểu hiện viêm đường hô hấp trên như: ho sổ mũi

- Tuy nhiên xét về toàn trạng thì trẻ vẫn tỉnh táo, chơi tốt, khám không thấy dấu hiệu nhiễm trùng ở họng, phổi, đường ruột...

- Sau khi hết sốt, trẻ có thể nổi ban nhưng ban mỏng, rải rác, nhưng cũng có thể mọc toàn thân, hồng ban xen kẽ, ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai.

- Sốt vi-rút có thể tự khỏi trong 2-4 ngày. Trẻ có thể bị sốt vi-rút trở lại với tần xuất 2-3 lần, thậm chí 5-6 lần một năm.

- Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. 

Tay chân miệng

- Tùy từng thể bệnh tay chân miệng mà có biểu hiện điển hình hay không. Trẻ có thể sốt cao liên tục 39, 40oC và không đáp ứng thuốc hạ sốt nhưng có trẻ lại chỉ sốt nhẹ.

Chẳng hạn với thể tối cấp thì bệnh diễn tiến rất nhanh, có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn hô hấp hôn mê dẫn đến tử vong trong 2-4 ngày. Với thể không điển hình thì dấu hiệu phát ban không rõ hoặc chỉ có vết loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh tim mạch, hô hấp mà không phát ban loét miệng.

- Tuy nhiên, đa phần trẻ sẽ trải qua 4 giai đoạn điển hình của bệnh gồm ủ bệnh, khởi phát (sốt nhẹ mệt mỏi đau họng ), giai đoạn toàn phát (loét miệng, ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay bàn chân, gối...) và giai đoạn lui bệnh. Ngoài ra, dù đang sốt nhưng sờ chân, tay trẻ lại thấy lạnh.

- Trẻ thường phát ban cùng với sốt, trong khi sốt vi-rút là nổi ban sau khi hết sốt.

- 3-5 ngày sau khi khởi bệnh, trẻ hồi phục hoàn toàn mà không có biến chứng.

- Nếu có biến chứng thì thường xảy ra ngay ngày đầu tiên hoặc thứ 2 như viêm não (dấu hiệu tri giác xấu, trẻ nôn thốc nôn tháo...) viêm cơ tim trẻ mệt xỉu nhịp tim nhanh...

- Thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật