Ngày nóng nực, rau muống trị mẩn ngứa, dị ứng như thế nào?

Rau muống có giá trị dinh dưỡng cao và là món được nhiều người yêu thích nhưng có thể bạn chưa biết đến công dụng của rau muống là trị mẩn ngứa, dị ứng mùa hè.

Mẩn ngứa dị ứng rôm sẩy là vấn đề về da thường hay gặp trong những ngày hè nắng nóng. Theo Lương y Vũ Quốc Trung mụn nhọt do huyết nhiệt và nhiệt độc gây nên. Nguyên nhân do gan yếu không còn khả năng lọc, thải độc tố trong máu làm tích tụ chất độc.

Về lâu ngày dẫn đến những triệu chứng của chứng tích nhiệt được thể hiện ra bên ngoài như nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt.

Nhiệt độ, độ ẩm không khí cao trong mùa hè, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi càng tạo điều kiện nổi mẩn ngứa, mụn nhọt... Không ít người bị tái phát bệnh nhiều lần làm ảnh hưởng tới sinh hoạt.

Để giải quyết gốc bệnh, y học cổ truyền thường dùng các thảo dược thanh nhiệt giải độc như: Diệp hạ châu, biển súc bồ công anh hạ khô thảo, sinh địa, huyền sâm, kim ngân hoa…

Mùa hè bạn có thể tận dụng rau muống để trị mẩn ngứa, dị ứng. Ảnh minh họa

Mùa hè bạn có thể tận dụng rau muống để trị mẩn ngứa, dị ứng. Ảnh minh họa

Ngoài ra, y học cổ truyền vẫn dùng rau muống như một vị thuốc Rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng… Để thanh nhiệt, giải độc bạn có thể dùng nước ép rau muống với chút muối hoặc nước rau muống luộc cho thêm ít chanh hoặc muối uống sẽ cảm thấy dễ chịu, tiêu khát nhanh chóng.

Với trẻ nóng nhiệt ra nhiều mồ hôi có thể áp dụng công thức rau muống 100g, mã thầy 500g sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày.

Bạn có thể ít biết đến công dụng nữa của rau muống là trị mẩn ngứa dị ứng vào mùa hè. Theo đó, lấy một nắm rau muống to rửa sạch, đun sôi kỹ để vừa ấm rồi rửa chỗ thương tổn. Hoặc rau muống 30g râu ngô 15g, mã thầy 10 củ sắc uống hằng ngày đến khi khỏi.

Món canh rau muống rau sam cũng có tác dụng đánh bay rôm sẩy. Rau muống 100g, rau sam 50g rửa sạch cắt đoạn.Thịt heo nạc 100g băm nhỏ ướp gia vị rồi đem xào chín, tiếp tục cho nước vào nấu sôi cho rau vào. Dùng ngày một lần, dùng liền mấy ngày.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong rau muống có 92% nước, 3.2% protit, 2.5% gluxit, 1% xenluloza, 1.3% tro. Hàm lượng muối khoáng rất cao trong đó có tới 100mg% canxi 37mg% P, 1,4mg% Fe. Các vitamin gồm có 2.9% caroten 23mg% vitaminC 0,10mg% vitamin B1, 0.7% citamin, 0.09 mg% vitamin B2. Ngoài ra còn có nhiều chất nhầy.

Mặc dù rau muống có giá trị dinh dưỡng cao với nhiều công dụng và là món dễ ăn nhưng ở một số trường hợp cần lưu ý khi ăn. Cụ thể, người bị suy nhược nặng, hư hàn không nên ăn nhiều rau muống. Hay người có vết vết thương, mụn nhọt đang trong quá trình lành, ăn nhiều rau muống có thể làm sẹo lồi xấu.

Hoặc những người bị viêm đau nhức khớp bệnh gout và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi huyết áp cao hay những người đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa. Nếu đang uống một số thuốc Đông y theo chỉ định của thầy thuốc cũng không nên dùng.

Đặc biệt cần lưu ý khi bị rôm sảy không nên gãi hay giết rôm vì có thể gây nhiễm trùng lan rộng, có thể xoa nhẹ để cho chúng đỡ ngứa. Để tránh ngứa, mọi người có thể dùng bột tan.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật