Người bệnh mãn tính cần chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc cần thiết trong ngày Tết

Việc chuẩn bị sẵn những loại thuốc cần thiết sẽ giúp bạn có những ngày nghỉ yên tâm và không bị động trong những trường hợp khẩn cấp.

1. Thuốc cho các bệnh mãn tính

Đây là loại thuốc dùng cho bệnh mạn tính là thuốc mà bác sĩ đã kê đơn và đã được dùng hằng ngày.

Thuốc tăng huyết áp. Có 6 nhóm thuốc thường dùng để điều trị tăng huyết áp Người bệnh và gia đình cần nắm rõ những nguyên tắc khi sử dụng thuốc.

Thuốc điều trị huyết áp thấp. Cần lưu ý những gì khi sử dụng?

Đái tháo đường. Các thuốc điều trị gồm insullin và thuốc uống. Việc dùng hai thuốc này phải tuân theo phác đồ điều trị. Ngoài ra, Acarbose là một trong những thuốc phổ biến được dùng trong điều trị đái tháo đường tuýp 2

Người bệnh còn cần lưu ý về tương tác thuốc trong điều trị đái tháo đường

Đối với phụ nữ mang thai bị tiểu đường việc theo dõi dùng thuốc khó, nhưng thường phải làm tại nhà tránh tai biến cho cả mẹ và con.

Hen suyễn. Không thể thiếu bình hít/xịt hen. Cần nắm rõ cách dùng để đạt hiệu quả cao nhất

Ngoài ra, khi mắc các bệnh đau thắt ngực bệnh cường giáp trạng bệnh mạch vành huyết khối cũng cần chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

2.  Thuốc cho các tình huống thường gặp

Thuốc hạ sốt cho trẻ. Chỉ được sử dụng khi trẻ sốt từ 38,5 độ trở lên (phải dùng nhiệt kế để cặp, không được dùng tay sờ lên trán của trẻ rồi dự đoán). Tuy nhiên cần chú ý 1 số thuốc hạ sốt trẻ không nên dùng.

Paracetamol dành cho trẻ em thường được bào chế dưới dạng bột sủi bọt hòa tan trong nước. Với liều điều trị thông thường, thuốc được coi là an toàn và ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện trẻ bị ngộ độc thuốc này, cha mẹ cần làm gì?

Thuốc viên đạn cho trẻ. Được dùng nếu trẻ thường bị nôn khi uống thuốc Nhưng cha mẹ cũng cần cẩn trọng dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn cho bé

Thuốc tiêu hóa (smecta, oresol - ORS). Nhưng có nên tự dùng smecta tại nhà hay cần sự tư vấn của bác sĩ? Còn oresol được dùng khi trẻ bị tiêu chảy cấp. Xem cách dùng tại đây

Thuốc hạ sốt, giảm đau (paracetamol, efferalgan). Trong các tình huống thông thường, khuyên bạn nên chọn paracetamol (còn gọi là acetaminophen). Trên thị trường còn một loại thuốc hạ sốt nữa là aspirin nhưng loại này khó dùng hơn và có một số đối tượng chống chỉ định.

Thuốc chống say xe. Chúng có thể gây tác dụng phụ thường gặp là khô miệng buồn ngủ giảm thị lực táo bón thậm chí là ảo giác trầm cảm rối loạn tâm thần

Ngoài ra có cả miếng dán chống say xe Nhưng loại này cũng không được lạm dụng.

Thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi. Không phải ai cũng nhỏ mắt đúng cách để phát huy tác dụng của sản phẩm. Dùng thuốc nhỏ mắt kéo dài có thể gây suy giảm thị lực.

Thuốc nhỏ mũi đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân viêm xoang Khi nhỏ mũi, người bệnh nên nằm ngửa, hoặc ngồi ngửa để thuốc vào được trong hốc mũi. Xem hướng dẫn thêm tại đây

Thuốc kháng sinh. KHÔNG được mua dự phòng mà cần sự tư vấn của bác sĩ để tránh tình trạng lạm dụng kháng sinh dẫn đến kháng kháng sinh

Thuốc sát trùng khi có vết thương. Đó là nước oxy già hoặc thuốc sát trùng Povidine (dùng để sát trùng ngoài da), để rửa những vết thương nhẹ. Bông băng gạc, băng dán cá nhân (Bandaid, Urgo) để dán lên vết thương trầy xước da chảy máu ít.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật